Ngày 10-1, Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008 - Dayana Mendoza, người được đánh giá là một trong những hoa hậu đẹp nhất trong lịch sử của cuộc thi này đã kết thúc chuyến thăm Việt Nam để trở về nước. Cô dành nhiều lời cảm ơn cho ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và bày tỏ sự thích thú trước những món quà được tặng từ những người bạn Việt Nam, đặc biệt là tà áo dài truyền thống.
Giúp học trò yêu văn, yêu cái đẹp, học điều hay lẽ phải là niềm mong mỏi không bao giờ nguôi của cô Đoàn Thị Liệp, nguyên giáo viên Ngữ Văn Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Mấy chục năm “đưa đò”, mỗi chiếc áo dài của cô là một bài giảng trực quan sinh động, thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước.
Nâng niu và trân trọng qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, gia đình bà Thái Kim Lan - một Việt kiều gốc Huế đang sống tại Đức hiện đang sở hữu bộ sưu tập áo dài có niên đại hàng mấy trăm năm từ đầu thời Nguyễn.
600 bộ áo dài được thiết kế từ chất liệu vải truyền thống, lấy ý tưởng từ đất nước, con người 15 quốc gia trên thế giới được giới thiệu tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ miễn 100% phí tham quan đối với công dân khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế trong các ngày 06, 07 và 08 tháng 3 năm 2021.
Hình ảnh, tài liệu, hiện vật của 23 cá nhân gồm nhà hoạt động ngoại giao, phóng viên ảnh, nữ bác sỹ và các nhà thiết kế thời trang áo dài... đã được trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trong chương trình "Ký ức và di sản" ngày 3/3 tại Hà Nội.
Đến hẹn lại lên, Phố Ông đồ tại nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh lại rộn ràng đón xuân.
Chào đón năm mới 2021, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đã gửi thông điệp về “niềm tin và hy vọng” thông qua một video âm nhạc “Khúc xuân” cùng phần trình diễn của tất cả các cán bộ ngoại giao Hàn Quốc và nhân viên của Đại sứ quán.
Sau sự kiện Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện vận động cán bộ công chức mặc áo dài trong lễ chào cờ đầu tháng gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng, mới đây nghệ sỹ Kim Xuân lên tiếng ủng hộ nam sinh mặc áo dài chào cờ đầu tuần. Câu chuyện bảo tồn và phát triển di sản áo dài truyền thống tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm nhằm phát huy bản sắc văn hóa.
Ý tưởng về việc xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài, cả nam và nữ mặc áo dài vào một ngày nhất định tạo sự thú vị với khách du lịch. Cả nước sẽ nhìn vào Huế như một nơi gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông.
Sáng 9/7, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế phối hợp với Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc, Hệ 9 Tiền biên tổ chức lễ húy kỵ và tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Vì ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên năm nay, lễ hội áo dài đã không được tổ chức với quy mô lớn như mọi năm. Tuy nhiên, không vì thế mà tình yêu, niềm tự hào với tà áo dài giảm sút trong lòng những người yêu mến trang phục độc đáo này.
Ngày 12/3, Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở Du lịch vừa gửi văn bản đến các sở, ngành về việc dời thời gian tổ chức Lễ hội áo dài lần thứ 7 năm 2020.
Mới đây, tôi đến làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội) đúng vào vụ gặt mùa thơm ngát xóm thôn. Đất nơi đây lọt vào giữa sông Châu Giang và sông Đáy nên quanh năm xanh thắm nương dâu. Riêng làng Trạch Xá lại có nghề may áo dài từ hàng trăm năm nay. Dọc bờ sông hoa cỏ may trổ như gấm như hoa thêu trên cỏ non. Tôi sực nhớ Nguyễn Bính đã viết: "Hồn anh như bông cỏ may/Một chiều cả gió bám đầy áo em".
Hàng loạt thiết kế áo dài của các nhà thiết kế của Viện thiết kế A Designer Hanoi sẽ được trình diễn trên phố bích họa Phùng Hưng, Hà Nội vào 15h ngày 5-10. Đây là fashion show “Sắc thu Hà Nội 2019” do Viện thiết kế A Designer Hanoi phối hợp với Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954 – 10-10-2019).
Vừa qua, sự việc 8 họa sĩ lên tiếng về việc bị các công ty áo dài, in vải áo dài đạo nhái, sử dụng trái phép nhiều tác phẩm của mình lên sản phẩm áo dài để kinh doanh đã thu hút sự chú ý của công luận. Sự đấu tranh của các họa sĩ đã bước đầu thu được tín hiệu đáng mừng.