Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) vẫn "tin chắc" vào lợi ích của vaccine AstraZeneca mặc dù một số quốc gia đã tạm ngừng tiêm loại vaccine này vì lo ngại biến chứng đông máu.
"Hộ chiếu vaccine" là khái niệm mới dành để chứng nhận các trường hợp đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Trong số những trường hợp nhập cảnh về Việt Nam gần đây, có người có "hộ chiếu vaccine" nhưng theo quy định của Việt Nam, những người này vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy 2 lần xét nghiệm.
Việc nhiều nước trên thế giới đang tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân cũng như hiệu ứng tích cực từ việc này đã mở cơ hội giữ được lịch thi đấu các giải vòng loại Olympic Tokyo tới.
Hôm nay 26/2, trong 33 người đủ tiêu chuẩn để tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 2 và tiêm cả 3 liều, có các trường hợp được tiêm giả dược. Lần thử nghiệm này có sự giam gia của người có bệnh lý nền, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan…
Trong cuộc họp báo trực tuyến chiều 25/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (NPN BNG) Lê Thị Thu Hằng cho biết Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan liên quan trao đổi với các đối tác ở các nước có chỉ số an toàn về việc nối lại các đường bay thương mại.
Bất cứ vaccine nào cũng không thể đảm bảo được độ an toàn 100%, nhất là vaccine phòng COVID-19 mới được phát triển trong thời gian ngắn. Do đó, việc theo dõi đánh giá phản ứng sau tiêm rất quan trọng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn đánh giá này, nhưng tới đây sẽ phải tiếp tục làm rõ để không gây hoang mang trong người dân với những phản ứng sau tiêm.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế sẽ đảm bảo cung cấp 90 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Đầu tháng 3 bắt đầu tiêm lô vaccine 117.600 liều vừa về tới TP Hồ Chí Minh hôm nay 24/2.
Nêu rõ tinh thần là bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam nhưng không thể ngay một lúc tiêm vaccine cho tất cả 100 triệu người nên phải có thứ tự ưu tiên, Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện chiến lược “vaccine + 5K”, không vì vaccine mà chúng ta chủ quan; đồng thời, phải có ngay quy chế giữa các bộ để lưu thông hàng hóa bình thường với vùng có dịch.
Hàng nghìn người ở Bắc Kinh ngày 5/1 đã xếp hàng để được tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19, khi Trung Quốc đẩy mạnh đợt tiêm chủng hàng loạt trước Tết Nguyên đán, mùa du lịch bận rộn nhất của đất nước.
Hạ viện Mỹ đã dễ dàng thông qua gói cứu trợ đại dịch trị giá 900 tỷ USD trong đêm 21/12, dự kiến sẽ cung cấp tiền mặt cho các doanh nghiệp và cá nhân cũng như các nguồn lực cho tiêm chủng vaccine tại Mỹ.
Một loại vaccine ngừa COVID-19 được phát triển tại Anh có thể ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh lên đến 70%, thậm chí có thể đạt hiệu quả tới 90% với liều lượng phù hợp, The Guardian ngày 23/11 đưa tin.
Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/10 (giờ địa phương) đã kêu gọi các chính phủ phối hợp làm việc và xây dựng niềm tin, khẳng định sẽ rất khó tìm hiểu về nguồn gốc virus (SARS-CoV-2) trong bầu không khí căng thẳng chính trị. Các quan chức WHO cũng kêu gọi các nước không sử dụng đại dịch COVID-19 làm “công cụ chính trị”.
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì đã “tung ra” COVID-19, tuyên bố khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ.
Khi được hỏi về loại vaccine được Nga phát triển nhanh chóng để phòng ngừa COVID-19 trong một cuộc họp báo hôm 14/8 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông hy vọng vaccine này sẽ có hiệu quả.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11-8 (giờ địa phương) tuyên bố, loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới đã được đăng ký tại nước này.
Tính tới 16h ngày 28/7 (giờ Việt Nam), tổng số người nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đã lên tới 16.664.849. Số ca tử vong là 656.963 trong khi 10.257.693 là số ca phục hồi. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, đại dịch này là tình trạng y tế khẩn cấp nghiêm trọng nhất mà WHO từng tuyên bố.