Nhà kinh tế người Bulgaria, bà Kristalina Georgieva, đã chính thức trở thành Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 25-9, là người đầu tiên từ một nền kinh tế mới nổi đứng đầu định chế cho vay thế giới với nguồn lực lên đến 1.000 tỷ đô la.
Cuối tháng 8, tình trạng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã thay đổi đáng kể sau khi Tổng cục Thống kê (GSO) tuyên bố trong giai đoạn 2010-2017, nền kinh tế tăng trưởng hàng năm cao hơn các số liệu trước đây tới 25,4%.
Đó là khẳng định của ông Francois Painchaud - Tân Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam trong buổi làm việc với Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng mới đây.
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc bế tắc. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giống như phiên bản của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ngày càng rõ nét. Nếu cuộc chiến này thực sự xảy ra và phát triển sang các lĩnh vực khác, cuộc chiến của hai người khổng lồ này có thể sẽ phá vỡ trật tự thế giới.
Sáng 13-2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Trưởng Đại diện thường trú của Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, ông Jonathan Dunn.
Trong chương trình Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26, sáng 18-11 (theo giờ địa phương), tại Papua New Guinea, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Chưa bao giờ vị thế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lại bị thách thức như bây giờ, đặc biệt sau những biến cố diễn ra vô cùng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Một cuộc “đại tu” WTO là điều vô cùng cần thiết. Nếu không, hệ thống thương mại toàn cầu sẽ sớm sụp đổ.
Sáng 12-10 tại Bali, Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN tham dự phiên khai mạc toàn thể Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)- Ngân hàng Thế giới (WB).
Tại Vòng chung kết FIFA World Cup 2018 đang diễn ra tại Nga, Đội tuyển bóng đá quốc gia Iceland lần đầu tiên có mặt và đã gây ấn tượng mạnh khi thi đấu ngang ngửa và hòa với ứng cử viên vô địch Argentina của danh thủ số 1 thế giới Lionel Messi. Đó không chỉ là sự khởi sắc của riêng môn thể thao bóng đá.
Trong bối cảnh cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các đối tác đang có xu hướng leo thang, đặc biệt là giữa Washington và Bắc Kinh, thì Hội nghị Mùa Xuân thường niên tổ chức bởi Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 16 đến 24-4 tại Thủ đô Washington cũng đang rất “nóng” về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, một vấn đề nhạy cảm có thể gây tổn hại đến cả thương mại và đầu tư trên toàn cầu.
Trước khi cánh cửa năm 2017 mở ra với cựu lục địa, nhiều nhà kinh tế đã nhìn nhận viễn cảnh không mấy sáng sủa do hệ quả của nước Anh rời Liên minh châu Âu, phong trào dân túy cực hữu lên ngôi sẽ tác động không nhỏ đến trao đổi thương mại giữa các nước trong khối...
Lãnh đạo Liên bang Nga có thể đã định hình được tương lai của nền kinh tế đất nước khi chọn tiêu điểm vào kế hoạch phát triển nguồn năng lượng dồi dào chưa được khai thác ở vùng cực Bắc trái đất.
Ngày 28-7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone và Trung Quốc, trong khi hạ dự báo của Mỹ và Anh. Quỹ này nhận định: đà phục hồi của kinh tế Eurozone vững chắc và đều khắp, với nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh hơn.
Trước khi xảy ra Thế chiến thứ II, trong thập niên 30, đã có nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức để giải quyết những vấn đề tiền tệ thế giới nhưng tất cả đều không đưa ra được quyết sách nào vì không một quốc gia nào hướng đến một sự hợp tác với quy mô lớn chưa từng có với các quốc gia còn lại để xây dựng nên một hệ thống tổ chức tiền tệ mang tính cách tân và xây dựng một tổ chức điều hành hệ thống này.
Nếu đã xem Harry Dexter White là một trong những nhân vật hoạch định chính sách kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất vào những năm 1940 ở Washington thì sự ngưỡng mộ của ông dành cho hệ thống kinh tế theo mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đương nhiên sẽ khiến giới nghiên cứu lịch sử từ xã hội tư bản kinh ngạc. Nhưng sự ngưỡng mộ này hoàn toàn có cơ sở khi xét đến hoàn cảnh lúc đó.
Cách đây đúng 73 năm, vào ngày 1-7-1944, 730 đại biểu, chiếm phần đông trong số đó là các chuyên gia tài chính của 44 quốc gia đã gặp nhau tại một khách sạn nằm trên triền núi ở New Hampshire, đông bắc Hoa Kỳ để thảo luận về hệ thống tiền tệ thời kỳ hậu chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế.