Kết thúc tuần làm việc thứ hai, không khí phiên toà vẫn nóng rực. Công ty Phương Trang cho rằng nhiều bất động sản bị kê biên trong vụ án là tài sản của họ nên đề nghị toà án giải toả.
Từ nội dung tố cáo của Công ty Phương Trang, Cơ quan điều tra đã xác định bà Hứa Thị Phấn có hành vi lập chứng từ khống nhằm rút tiền từ Ngân hàng Đại Tín rồi đẩy dư nợ sang Phương Trang hàng ngàn tỷ đồng.
Liên quan đến hai hành vi nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP Hồ Chí Minh và cố ý làm trái trong việc giúp sức cho bà Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 5.256 tỷ đồng của Ngân hàng Đại Tín, bị cáo Loan cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo chưa chính xác.
Ngày 10-5, phiên toà xét xử vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (tiền thân của ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB, hiện nay là ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CB) tiếp tục phần xét hỏi liên quan đến việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch.
Lợi dụng là cổ đông lớn, bà Phấn đã nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng Đại Tín, thâu tóm toàn bộ HĐQT, Ban điều hành và cán bộ, lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng và hoạt động thu chi tiền mặt, lạm dụng tín nhiệm để rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng trái pháp luật, gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín hàng nghìn tỷ đồng.
Quá trình xét hỏi tại toà, ông Hoàng Văn Toàn (nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Tín) thừa nhận: Bà Phấn là người rất thông minh, thẳng thắn, cách quản lý tài sản rất nghiêm ngặt không ai có thể lấy được tiền của bà.
Để đảm bảo sức khoẻ cho con của bị cáo Bùi Thị Kim Loan, HĐXX không cho bị cáo bồng con vào phòng xử mà để cháu bé bên ngoài để nhân viên y tế chăm sóc sức khoẻ.
Theo HĐXX, việc bà Hứa Thị Phấn vắng mặt không ảnh hưởng đến quá trình xét xử vì quá trình xét xử toà án phải căn cứ vào tất cả các chứng cứ khác chứ không chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo. Hơn nữa bị cáo có đến 5 luật sư bào chữa tại phiên toà này...
Với lý do sức khoẻ bà Phấn diễn tiến xấu hơn, các luật sư bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho bà Phấn đề nghị hoãn phiên toà xét xử bà Phấn và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 6.361 tỷ đồng cho ngân hàng TMCP Đại Tín để giám định lại sức khoẻ cho thân chủ.
Hội đồng xét xử nhận định hành vi của nguyên Chủ tịch HĐTD ngân hàng Đại Tín - Hoàng Văn Toàn và các cấp dưới gây ra là nghiêm trọng. Tuy nhiên, xét hậu quả vụ án đã được bị án Phạm Công Danh chịu trách nhiệm nên giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt.
Theo VKS, để xảy ra thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín số tiền hơn 471 tỷ đồng, trách nhiệm chính thuộc về bị cáo Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐTD) và Trần Sơn Nam (nguyên Tổng giám đốc, phó Chủ tịch HĐTD ngân hàng Đại Tín).
Trong khi đại diện Tổ giám sát ngân hàng Nhà nước cho rằng bút phê trong hồ sơ đề nghị giải ngân cho vay của ngân hàng Đại Tín là “không cho phép” nhưng các bị cáo đều hiểu ngược lại là “được phép” cho vay.
Quá trình xét hỏi tại toà, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Tín - Hoàng Văn Toàn không thừa nhận sai phạm. Bị cáo Toàn cho rằng hành vi của mình là không vi phạm pháp luật.
Như Báo CAND đã đưa thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra Ngân hàng TMCP Đại Tín (nay là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – VNCB).
Ngày 27-9, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an cho biết, đã khởi tố 14 bị can về tội “Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, bao gồm 8 đối tượng nguyên là cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín - Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Lam Giang.
Tối 10-1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín, tiền thân của Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB) cùng nguyên Tổng Giám đốc Trần Sơn Nam.