Sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ - đường sắt chính thức có hiệu lực với khung hình phạt mới tăng nặng và nghiêm khắc hơn, ý thức của người tham gia giao thông đã được nâng lên rõ rệt. Ghi nhận của phóng viên Báo CAND từ các bệnh viện cũng đã cho thấy những kết quả rất đáng mừng.
Sau gần một tuần triển khai kiểm tra nồng độ cồn theo quy định mới, lực lượng CSGT các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã xử phạt nhiều trường hợp vi phạm. Điều đáng nói, với mức phạt cao và sự vào cuộc nghiêm khắc xử lý của lực lượng CSGT đã được người dân đồng tình, ủng hộ…
Ngày 2-1, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội đồng loạt triểu khai xử lý xử lý vi phạm theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.
Từ 1-1-2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực. Luật này nhận được sự quan tâm của người dân cả nước nói chung.
Thời gian gần đây, không chỉ mua bán phụ nữ, các đối tượng phạm tội còn buôn bán trẻ em sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng và đẻ thuê... Những đứa trẻ từ khi chưa lọt lòng mẹ đã trở thành món hàng bị mua bán.
Bộ Công an đang đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn cũng như đảm bảo tốt hơn yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy trong thời gian tới.
“Tư lệnh ngành” là khái niệm do nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dùng để chỉ các vị bộ trưởng, trưởng ngành.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến tại Phiên họp thứ 33 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận, cho ý kiến lần 2 về Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, sáng nay, 12-4.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại buổi Gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí Xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra chiều 21-1, tại Hà Nội.
Hỏi: Tôi được biết, Luật Phòng, chống tham nhũng đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1-7-2019. Xin hỏi, theo quy định của luật, tham nhũng bao gồm những hành vi nào? (Thanh Hải, TP Hồ Chí Minh)
Quy định về kê khai tài sản, xử lý tài sản tăng thêm không kê khai, tài sản bất minh là “điểm nóng” trong dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.
Phát biểu giải trình ý kiến ĐBQH về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sáng 16-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu đứng ở các góc cạnh khác nhau, lát cắt khác nhau; khẳng định Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu trên tinh thần xây dựng.
Thảo luận tổ về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chiều 12-11, nhiều ĐBQH bày tỏ băn khoăn với quy định không được bán rượu, bia trên internet.
Về quy định không được bán rượu, bia trên internet (khoản 3 Điều 20), đa số thành viên Ủy ban Các vấn đề xã hội đồng tình với dự thảo Luật và đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ khi đề xuất chính sách này nhằm giảm tối đa tính sẵn có, dễ tiếp cận đối với rượu, bia.
“Quyết tâm chính trị của chúng ta là phải minh bạch thu nhập, tài sản để phòng, chống tham nhũng. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, rõ ràng có một số cán bộ, công chức có số tài sản tăng thêm giá trị rất lớn nhưng không giải trình được hợp lý nguồn gốc” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 27 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), ngày 10-9.
“Qua các vụ án tham nhũng đã và đang xét xử, nhiều tài sản do tham nhũng mà có được tẩu tán cho bố mẹ, người thân đứng tên, như vụ Huyền Như, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh… và nhiều vụ án khác vì tư tưởng “hi sinh đời bố củng cố đời con”, riêng tài sản tặng cho chân dài thì chưa bị lộ”, đại biểu nêu nguyên nhân.