Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐ- TBXH) đề xuất nghỉ Tết Âm lịch lên đến 20 ngày, chiều 13-12, trao đổi với PV, đại diện Cục An toàn lao động (Bộ LĐ- TBXH) cho biết, lịch nghỉ Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) được quy định rõ trong Luật Lao động, cụ thể tại điều 115 quy định là 5 ngày.
Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ tiếp tục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 20-9 tới đây. Thời điểm này, dự thảo vẫn đang nhận được rất nhiều ý kiến góp ý.
Dù trước khi trình Quốc hội, dự án Bộ luật Lao động đã được đưa ra lấy ý kiến trong thời gian dài, nhưng ngày 29-5, trên diễn đàn Quốc hội, một lần nữa dự án này vẫn có quá nhiều ý kiến trái ngược, trong đó vẫn là câu hỏi tuổi nào nên nghỉ hưu?
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều nội dung quan trọng như: Mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa; điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; bổ sung 1 ngày nghỉ lễ là ngày thương binh, liệt sĩ 27-7.
Tiền thưởng Tết không phải là loại tiền bắt buộc mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Thưởng Tết phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp hoặc được đưa vào thỏa ước lao động tập thể.
Tờ DW (Đức) đưa tin, hàng trăm phụ nữ Bangladesh giúp việc tại Ả Rập Xê Út lên tiếng cáo buộc chủ nhà vi phạm nghiêm trọng luật lao động. Những người phụ nữ này cho hay, trong quá trình làm việc, đã bị người sử dụng lao động đánh đập, gây áp lực về tinh thần, thậm chí là tấn công tình dục.
Có rất nhiều lý do để đề xuất tăng tuổi nghỉ trong Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất.
Câu chuyện về nâng tuổi nghỉ hưu lại tiếp tục hâm nóng dư luận với việc Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐ- TBXH) lấy ý kiến để xây dựng Dự thảo Bộ luật Lao động.
Cuộc cải cách lớn đầu tiên của nước Pháp dưới thời tân Tổng thống Emmanuel Macron đã chính thức được công bố. Đó là việc Chính phủ Pháp sẽ dùng các sắc lệnh hành chính để sửa đổi một cách triệt để nhiều điều khoản trong Bộ luật Lao động.
Trong bối cảnh tỷ lệ tín nhiệm đang ở mức thấp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại tiếp tục phải đối mặt với một vấn đề khó khăn khác từ chuyện cải cách Luật Lao động.
Đời sống của công nhân lao động hiện còn rất khó khăn. Điều 91, Bộ luật Lao động đã quy định, tiền lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Thực hiện yêu cầu của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, từ ngày 1-3, 8 đơn vị của Hà Nội thực hiện khoán xe công gồm các Sở: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội; các quận: Hà Đông, Long Biên; các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam đang tăng nhanh, từ mức 6,9% dân số năm 1979, lên 10,5% dân số hiện nay. Khi trình Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, Bộ LĐ-TB&XH cũng từng đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu thêm 2 tuổi, nhưng chưa được Quốc hội chấp thuận.
Mặc dù đã nhận quyết định nghỉ việc ở Công ty cổ phần Vận tải ôtô Hàng không, nhưng chị Phạm Thị Anh Phương ở tổ 11, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội không được nhận sổ bảo hiểm. Hết tháng 6-2016 cũng là hết 3 tháng theo quy định phải nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, chị Phương vẫn không được nhận giấy tờ. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi quyền lợi của người lao động bị xâm hại?
“Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, thế nên mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có những nội quy riêng là điều không phải bàn. Thế nhưng, việc đưa ra những “gia quy” phù hợp với thuần phong mỹ tục, trong phạm vi cho phép của pháp luật là điều cần thiết. Ghi nhận của phóng viên tại rất nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung hàng nghìn, hàng vạn công nhân xung quanh việc xây dựng và thực hiện những quy định nội bộ.
Chị Th. kể chuyện: Có lần, tôi nhìn thấy một nữ công nhân cùng ca khóc lóc, năn nỉ xin tổ trưởng đi “vệ sinh” nhưng không được chấp nhận. Chị em chúng tôi đồng loạt phản ứng, lan ra cả xưởng, cả công ty suốt 5 ngày liền để phản đối...
Đây là một trong những nội dung thay đổi đáng lưu ý trong Luật Việc làm sửa đổi 2014.