Để lịch sử thực sự được viết tiếp, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un cần đạt được những cam kết cụ thể trong cuộc gặp mang tính quyết định từ ngày mai tại Hà Nội.
Trước Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai diễn ra vào cuối tháng này tại Hà Nội, hơn 10 năm qua, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác đăng cai tổ chức các sự kiện lớn. Thành công đó được minh chứng qua những kết quả đạt được và sự ghi nhận, đánh giá cao từ bạn bè quốc tế.
Việt Nam là một nền kinh tế đang bùng nổ và ngày càng thể hiện vai trò ngoại giao tích cực trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ hữu nghị với cả Washington và Bình Nhưỡng.
Gần 20 ngày sau khi ký kết tại Singapore, thỏa thuận phi hạt nhân hóa Triều Tiên giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn chưa có bước tiến mới trong bối cảnh có nhiều thông tin trái chiều, thậm chí bất lợi cho việc thực hiện thỏa thuận này.
Sau Hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ - Triều Tiên, tình hình trên Bán đảo này đang có những bước chuyển biến lịch sử trên tất cả các lĩnh vực, từ quân sự cho tới kinh tế, văn hóa, thể thao. Một xung lực mới đang khiến Bán đảo Triều Tiên chuyển động theo hướng tích cực, hướng tới giải giáp vũ khí hạt nhân, người dân được hưởng hòa bình, thịnh vượng.
Sau nhiều thập niên chờ đợi, sau nhiều động thái bất ngờ tưởng như phá vỡ kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh mang tính lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cuối cùng thì sự kiện này - vốn không chỉ được người dân 2 miền trên Bán đảo Triều Tiên, mà còn cả thế giới mong đợi - đã diễn ra theo kế hoạch.