#vỡ nợ quốc gia

Hy Lạp: Alexis Tsipras trở lại “lợi hại” hơn xưa?
11:05 25/09/2015
Kết quả cuộc bầu cử hôm 20/9 đã đem lại chiến thắng cho đảng Syriza của nhà lãnh đạo Alexis Tsipras. Điều này đồng nghĩa với việc ông Tsipras trở lại nắm quyền Thủ tướng Hy Lạp sau một tháng. Điều gì giúp ông Tsipras tái cử và ông phải đối mặt với những gì? Liên minh châu Âu nên mừng hay lo trước sự trở lại được đánh giá là lợi hại hơn xưa của ông Tsipras?
Kinh tế châu Âu phục hồi không cân bằng
13:30 31/08/2015
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 và khủng hoảng nợ ở châu Âu chưa giải quyết được tận gốc, có lẽ vẫn là những nguyên nhân chính khiến nền kinh tế của "lục địa già" chưa thể phục hồi, thậm chí vẫn trong tình trạng đình trệ. Những gói cứu trợ, những biện pháp cải cách… liên tục được đưa ra, song chính những kế hoạch chưa đồng đều này lại là yếu tố khiến tăng trưởng và phục hồi kinh tế của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) thể hiện xu hướng không cân bằng.
Khủng hoảng Hy Lạp và sức hút của đồng euro
21:20 23/07/2015
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp có thể tạm thời giảm căng thẳng sau khi Chính phủ và Quốc hội nước này “đầu hàng” Liên minh châu Âu (EU), chấp nhận áp dụng gói thắt lưng buộc bụng mới để tiếp tục được cứu nợ. Trớ trêu, đó lại được gọi là một “thắng lợi cay đắng” của EU, bởi sau khi khuất phục được chính phủ cánh tả của Hy Lạp, EU phải hy sinh cái quan trọng hơn: đồng tiền chung euro đang dần mất đi sức hấp dẫn của nó, vì “cái gương Hy Lạp”.
Hy Lạp: Một chiến thắng cay đắng
11:35 22/07/2015
Ngày 12/7, Hy Lạp đồng ý các điều kiện ngặt nghèo của chủ nợ để có tiền. Ngày 16/7, Quốc hội Athens đã thông qua những điều kiện ấy. Đó toàn là những chiến thắng nhằm tránh cho Hy Lạp bị vỡ nợ và ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nhưng dư vị cay đắng của những chiến công đó là gì?
Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Châu Âu thở phào
19:10 17/07/2015
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã được giải quyết ngày 13/7 sau nhiều cuộc đấu trí căng thẳng giữa Thủ tướng Hy Lạp và các lãnh đạo Liên minh châu Âu. Nguy cơ vỡ nợ và ra khỏi khối Eurozone của Athens được đẩy lùi nhưng những ngày sắp tới sẽ vô cùng khó khăn với người dân Hy Lạp và chiếc ghế của Thủ tướng Tsipras không có gì đảm bảo trong kỳ bầu cử tiếp theo.
Những mạch chảy ngầm dưới tảng băng châu Âu
08:30 17/07/2015
Có lẽ chưa bao giờ châu Âu, lục địa vốn bình yên và thịnh vượng lại đối mặt với nhiều khó khăn đến thế. Sự thống nhất, đoàn kết và thậm chí vị thế quốc tế của châu Âu đang bị đe dọa bởi quá nhiều cuộc khủng hoảng: Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp; cuộc khủng hoảng di cư tại vùng Địa Trung Hải; nỗ lực của Anh nhằm thay đổi quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và khủng hoảng Ukraine.
Hy Lạp: Vị thế địa chính trị trong khủng hoảng
13:50 13/07/2015
Người đời có câu “Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới biết bạn là ai”. Hy Lạp đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc vì nợ nần chồng chất. Châu Âu, Mỹ, Nga và Trung Quốc thể hiện cách quan tâm của họ với Hy Lạp như thế nào?
Thủ tướng Hy Lạp, người thách thức quyền lực châu Âu
18:25 10/07/2015
“Cuộc chiến” đang diễn ra gay gắt giữa Hy Lạp và các cường quốc trong Liên minh châu Âu xung quanh gói cứu trợ của khối để giúp nước này vượt qua khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ công. Trong cuộc chiến này, Thủ tướng Alexis Tsipras được ví như chàng tí hon David đang thách thức quyền lực của gã khổng lồ EU. Ông Tsipras đã có một loạt động thái cứng rắn đi ngược lại ý muốn, đòi hỏi của các nước trụ cột trong EU, mới đây nhất là thái độ lạnh lùng trước khả năng Hy Lạp bị phá sản, mất khả năng trả nợ và buộc phải rời khỏi nhóm đồng tiền chung euro.
Cử tri Hy Lạp quyết định chọn “liều thuốc đắng”
16:45 09/07/2015
Với lá phiếu “không” trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 5/7, cử tri Hy Lạp quyết đối đầu tới cùng trong cuộc đọ sức với các chủ nợ châu Âu. Nếu thua trong “cuộc chiến” này, Hy Lạp nhiều khả năng phải ra khỏi Liên minh châu Âu và phải đương đầu một tương lai u ám. Liệu cử tri Hy Lạp có quá ấu trĩ khi không nhận thấy rằng “chơi đến cùng” với EU kiểu này sẽ khiến họ còn cực khổ hơn là chấp nhận khắc khổ thêm theo yêu cầu của EU?
Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Quyết đấu tới cùng
14:15 04/07/2015
Quá thời hạn ngày 30/6 mà Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu vẫn không đạt được thỏa thuận gì. Về nguyên tắc, Athens chính thức vỡ nợ do không có tiền trả nợ cho IMF 1.6 tỉ euro. Vấn đề nước này có bị trục xuất ra khỏi Eurozone hay không thì còn phải chờ xem sao.
Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Hoãn binh vào phút cuối
17:25 25/06/2015
Những tưởng số phận của Hy Lạp sẽ được Liên minh châu Âu (EU) quyết định vào tối 22/6 (giờ châu Âu) sau cuộc họp thượng đỉnh của khối này, nhưng trước đó vài giờ Athens bất ngờ đưa ra đề xuất mới khiến các lãnh đạo châu Âu không thể có đủ thời gian để nghiên cứu. Cuộc họp diễn ra chóng vánh và không có tuyên bố nào. Một cú hoãn binh hoàn hảo của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Hy Lạp “không phải là gã hành khất xin từng nước các giải pháp kinh tế”
06:15 18/06/2015
Sau một thời gian dài căng thẳng giữa Hy Lạp và các chủ nợ, mọi bên liên quan đến hồ sơ nợ công của Hy Lạp ít ra đã nhất trí ở một điểm: Rất cần kíp phải đi đến một thỏa ước giữa Chính phủ Tsipras và các chủ nợ; cần kíp phải "thực hiện cải cách tại Hy Lạp", nói theo Thủ tướng Angela Merkel, và “cần kíp để chấm dứt những sự cáo buộc lẫn nhau", nói theo Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis sau những cuộc trao đổi không mấy êm dịu.
Hy Lạp và 15 ngày đếm ngược để… ra khỏi EU
10:19 15/06/2015
Nếu từ nay đến hết tháng 6/2015, Hy Lạp và Liên minh châu Âu không chốt lại được kế hoạch cải cách của Athens thì có nghĩa là Hy Lạp nhiều khả nắng sẽ vỡ nợ và ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung euro. Các cuộc gặp giữa lãnh đạo Hy Lạp và châu Âu ngày 10 và 11/6 chưa thấy mở ra triển vọng nào.
Hy Lạp: Cuộc mặc cả căng thẳng
08:30 28/05/2015
Khủng hoảng tài chính Hy Lạp tiếp tục diễn ra gay cấn với màn thương thảo cứu nợ giữa Hy Lạp với các quốc gia đối tác trong khu vực đồng tiền chung euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - những chủ nợ của Hy Lạp. Với chiến lược thương lượng cứng rắn, Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras đang đương đầu quyết liệt với các chủ nợ. Nguy cơ Hy Lạp mất khả năng chi trả đang treo lơ lửng.
Đáo hạn IMF, Hy Lạp vẫn khó tránh khỏi vỡ nợ!
15:25 13/04/2015
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde từ Washington khẳng định đã nhận được số tiền 459 triệu euro, Hy Lạp chuyển trả đúng hẹn vào ngày 9/4. Trước đó nhiều tuần đã xuất hiện những đồn đoán trên thị trường rằng, Hy Lạp không thể xoay sở được tiền trả nợ. Vấn đề lo ngại ở chỗ, sau khi trả khoản nợ này, Hy Lạp có tìm kiếm được nguồn tài chính cần thiết để trang trải những khoản nợ lớn hơn, mà gần nhất là khoản 400 triệu euro tiền lãi và hơn 2,4 tỉ euro nợ ngắn hạn phải thanh toán vào cuối tháng 4 này?
Từ Bộ trưởng Nội vụ trở thành Tổng thống Hy Lạp
22:05 16/03/2015
Ngày 13/3, luật sư Prokopis Pavlopoulos 65 tuổi, cựu Bộ trưởng Nội vụ Hy Lạp chính thức nhận bàn giao chức vụ từ người tiền nhiệm là đương kim Tổng thống Karolos Papoulias, trở thành tân Tổng thống Cộng hòa Hy Lạp.
Hy Lạp hứa hẹn gì với châu Âu?
17:25 03/03/2015
Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras cam kết về một kế hoạch cải cách với Liên minh châu Âu (EU) để tránh tình trạng tắc nghẽn tài chính. ngoài sự tin tưởng vào những cam kết của ông vì lợi ích của người dân và đất nước Hy Lạp, cũng có không ít người đặt câu hỏi rằng, Alexis Tsipras thực sự là ai khi mà bỗng nhiên ông trở thành đối thủ lớn của EU.
“Tôi sẽ đeo cà vạt nếu chúng ta giảm được nợ”
09:30 06/02/2015
Thủ lĩnh đảng cánh tả Syriza, ông Alexis Tsipras, trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong 150 năm qua tại đất nước của những vị thần. Đi ngược lại với truyền thống, buổi tuyên thệ của ông Tsipras không có một quyển kinh Thánh nào, không có cành nguyệt quế và nước, cũng như không nhận lời chúc phúc từ các tổng giám mục. Bên cạnh đó, tân Thủ tướng Hy Lạp từng đùa rằng: “Tôi sẽ không đeo càvạt chỉ để gặp Giáo hoàng… Chắc tôi sẽ đeo nếu chúng ta có thể giảm được nợ”.
Châu Âu có nên sợ Hy Lạp?
11:15 30/01/2015
Chiến thắng của đảng Syriza chống đường lối “thắt lưng buộc bụng” của châu Âu tại Hy Lạp đã biến mối lo ngại của lãnh đạo EU thành hiện thực. Hy Lạp sau đây sẽ rời Eurozone và gây ra một hiệu ứng domino cho các thành viên khác? Khu vực đồng tiền chung châu Âu liệu có sụp đổ vì Hy Lạp?