Hôm nay, 10 bộ luật, luật chính thức có hiệu lực thi hành. Đó là: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Tố tụng Hình sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật Quản lý ngoại thương; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Du lịch...
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã hoàn thành dự thảo lần 2 Thông tư liên tịch (TTLT) hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm 3 chương 19 điều.
Đây là những bộ luật có liên quan trực tiếp đến các mặt công tác Công an, là cơ sở pháp lý để lực lượng Công an nhân dân tổ chức thực hiện có hiệu quả chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Quốc phòng vừa dự thảo Thông tư liên tịch (TTLT) quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã hoàn thành dự thảo lần 2 Thông tư liên tịch (TTLT) quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện gồm 5 chương 19 điều.
Sáng 27-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã mời các trưởng đoàn đại biểu QH khoá 13 về Hà Nội họp để lấy ý kiến về một số vấn đề liên quan đến Bộ luật Hình sự vừa được QH khoá 13 thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11-2015).
Sáng 3-4, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cáo (VKSNDTC) tổ chức Hội nghị triển khai thi hành 7 đạo luật trong lĩnh vực tư pháp vừa được kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII thông qua.
Ngày 18-3, Ban Chỉ đạo Xây dựng Đề án Thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức họp tại Hà Nội. Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án chủ trì cuộc họp.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự.
Ngày 16-2, Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã làm việc với Thường vụ Đảng uỷ, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) đánh giá về tình hình và triển khai công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trong thời gian tới.
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, ngày 5-12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3.
Trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định tại các điều 57, 58, 59, 60. So với quy định tương ứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành tại các điều 48, 49, 50, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được bổ sung quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”
Thảo luận về dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) ngày 6/11, các đại biểu đều nhất trí không nên quy định cứng là bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung đối với mọi loại tội phạm, mà chỉ nên áp dụng với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án bị can, bị cáo kêu oan ngay từ đầu.
Không nên mở rộng các trường hợp phải chỉ định người bào chữa đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù trở lên vì quy định này không bảo đảm tính khả thi...
Trong thời hạn ba ngày, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa.
Trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại Điều 128.