Sáng 20/11, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, Trung tâm Đột quỵ thuộc Bệnh viện vừa được trao tặng giải thưởng Platinum của Hội Đột quỵ thế giới (WSO) trong tổ chức cấp cứu và điều trị đột quỵ.
Hầu hết bệnh nhân nhiễm Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng, tổn thương đa cơ quan. Nếu bệnh nhân không được phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến trầm trọng, dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, gây suy nhiều cơ quan, tạng và tử vong.
Các bác sĩ, y tá Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế và tình nguyện viên sẽ chia làm 4 đoàn đến các trạm y tế xã để khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho hơn 3.000 người dân.
Chiều 1/9, Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế tổ chức đưa vào hoạt động Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh (KCB) từ xa (Telehealth) với sự tham gia của đầu cầu chính tại Bệnh viện kết nối trực tuyến với những đầu cầu là các đơn vị y tế ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Với quyết tâm cứu sống nữ sinh viên y khoa, các y, bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện T.Ư Huế đã tích cực điều trị, giúp bệnh nhân (BN) L. chạy lọc máu liên tục trong nhiều ngày, thở máy cùng với nhiều kỹ thuật hỗ trợ khác.
“Các y, bác sĩ ở đây rất nhiệt tình trong việc chăm sóc, thường xuyên hỏi thăm và động viên tôi điều trị bệnh. Tôi rất cảm kích tấm lòng của các y, bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế và chúc các y, bác sĩ sức khỏe, chiến thắng dịch bệnh”, bà H. nói.
Qua kiểm tra, các bác sĩ đánh giá đây là một trường hợp dị vật phế quản gây tắc phổi phải, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhi nên thống nhất soi thanh khí phế quản lấy dị vật cấp cứu.
Chiều tối 13/8, thông tin từ Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, không có chuyện Bệnh viện kỷ luật nhân viên y tế, tài xế do có hành động dừng xe, mở cửa cho người nhà bệnh nhân (BN) COVID-19 đứng vái thi hài từ xa.
Nhận được phản ánh từ Bệnh viện, Công an thị xã Hương Trà nhanh chóng cử CBCS đến Bệnh viện T.Ư Huế thực hiện chụp ảnh cá nhân, lấy dấu vân tay… để làm thủ tục cấp CMND cho cụ Tha.
Trong số những ca bệnh, hiện có 3 trường hợp phải dùng ECMO (tim, phổi nhân tạo); 6 trường hợp sử dụng máy thở; 4 trường hợp can thiệp lọc máu liên tục (CRRT); 9 trường hợp chạy thận nhân tạo theo chu kỳ (IRT) và có 2 ca xét nghiệm COVID-19 có kết quả 1 lần âm tính.
Nhóm chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đôc bệnh viện làm trưởng nhóm đã phối hợp với các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 tiến hành hội chẩn, làm can thiệp tim mạch (đặt filter tĩnh mạch chủ dưới) cấp cứu thành công người bệnh mắc COVID-19 rất nặng.
Chiều 16/9, Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, Bệnh viện vừa cứu sống sản phụ Trần Thị T. (SN 1990, trú ở thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) có hội chứng tăng đông máu, nguy cơ tắc mạch máu hiếm gặp, nguy hiểm tính mạng.
Bệnh viện T.Ư Huế đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét và chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai hiến máu, hiến tiểu cầu theo kế hoạch để phục vụ bệnh nhân cấp cứu và điều trị nhằm vừa phòng chống COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.