Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng thứ 2 về chỉ số hiện đại hóa cải cách hành chính

Thứ Hai, 05/08/2019, 20:12
Năm 2018, chỉ số hiện đại hóa cải cách hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng 8 bậc, xếp vị trí thứ 2 trong danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ. 63 Sở GD&ĐT và hơn 300 trường ĐH, CĐ trên cả nước đã triển khai e-office kết nối với Bộ GD&ĐT.


Năm học 2018-2019, Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, triển khai chính phủ điện tử của Bộ. 

Ngành giáo dục đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục, giúp tăng hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ đã cung cấp 22 dịchvụ công trực tuyến mức độ 3và4 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% lãnh đạo, chuyên viên Bộ được cấp và sử dụng chữ ký số để tiếp nhận và xử lý văn bản điện tử và công việc hàng ngày. 

Bộ GD & ĐT đã hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, triển khai chính phủ điện tử của Bộ. 

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông được triển khai tại 63 Sở GD&ĐT, 710 Phòng GD&ĐT và 52.900 cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại họcbước đầu triển khai đối với công tác tuyển sinh và thống kê ngành.

Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông làm cơ sở để kết nối, liên thông, trao đổi dữ liệu giữa phần mềm quản lý giáo dục ở địa phương với cơ sở dữ liệu của ngành. 82% các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng phần mềm quản lý trường học; 90% cơ sở giáo dục triển khai có hiệu quả phần mềm đánh giá học sinh tiểu học; 40% phần mềm quản lý trường học đã kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tiếp với cơ sở dữ liệu ngành của Bộ.

Cổng thông tin tuyển sinh và các hệ thống nghiệp vụtiếp tục triển khai có hiệu quả  phục vụ các hoạt động kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh vào đại học. Công nghệ thông tin hỗ trợ hoàn thành việc đăng ký dự thi và nguyện vọng xét tuyển với hơn 880.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, hơn 650.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học với tổng số hơn 2 triệu nguyện vọng.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra, đánh giá được đẩy mạnh. Xây dựng và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000 bài giảng điện tử e-learning có chất lượng; trên 900 đề án tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng; trên 7.500 luận ántiến sĩ; gần 30nghìn câu hỏi trắc nghiệm và dữ liệu trường học kết nối. Gần 40% số lượt giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó 29% giáo viên có thể thiết kế bài giảng e-learning hỗ trợ học sinh tự học.

Cùng với những mặt tích cực, bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập còn có một số hạn chế như: Hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin ở địa phương còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng (đặc biệt những vùng khó khăn); sự kết nối liên thông dữ liệu giữa hệ thống thông tin quản lý ở các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT với Bộ GD&ĐT chưa hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành và các hoạt động dạy - học, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành với 6 cấu phần. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Đề án về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thu Phương
.
.
.