Giai điệu tự hào của Iceland

Thứ Ba, 14/06/2016, 07:51
Một đất nước nhỏ bé nhưng đào tạo hơn 21.000 cầu thủ, 800 HLV đạt chuẩn A của UEFA. Trong 30 người dân Iceland lại có 2 hào thủ chơi bóng ở cấp độ chuyên nghiệp. Cứ mỗi 3.000 người, 8 trong số đó là những HLV đủ trình độ làm việc tại Premier League. 


“Thetta Reddast”, trên chuyến xe về thăm cố hương, Heimir Hallgrimsson, HLV trưởng của Iceland cứ nhắc đi nhắc lại câu nói ấy với phóng viên tờ Telegarph. Và đó, cũng là vũ khí quan trọng nhất của quốc gia Bắc Âu trong hành trình tìm vé dự EURO 2016.

Nếu phải tìm một đặc điểm nhận dạng về Iceland, người ta đành nhớ về khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Quanh năm một màu xanh u ám, bề mặt diện tích bị bao phủ bởi những tang băng tưởng như đã hình thành cả triệu năm trước đó. Trên cao, những ngọn núi lửa chỉ trực chờ rình rập, có cơ hội là sẵn sàng thổi bay những căn nhà cấp 4.

Đó là tất cả những gì “ưu tú” để nói về Iceland. Chính xác hơn, Iceland một băng đảo với vỏn vẹn 30 vạn dân. Ở nhiều nơi, khi con người đang lo sợ chẳng có tấc đất cắm dùi thì tại Iceland, dân chúng chỉ mong có khách qua nhà. Mật độ dân số ở đây là 3,1 người/km2.

Một pha tranh cướp bóng giữa cầu thủ đội Thủy Điển và đội tuyển Ireland. Ảnh: Reuters.

Iceland là thế, một quốc gia cằn cỗi với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên. Năm 1973, ngọn núi lửa từ đỉnh Eldfell bỗng chốc ập xuống thiêu trụi hơn 40 hộ gia đình. Không còn gì lưu lại, dù chỉ là một hạt cát.

Nhưng thật kỳ lạ, không có mất mát đáng kể nào về người. Những gia đình đen đủi cũng chẳng lấy gì làm đau khổ. Họ lầm lũi đứng dậy từ bùn lầy, chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất và nhanh chóng phát động công cuộc kinh tế mới.

Mảng dung nham sót lại từ trận núi lửa được các kỹ sư tận dụng, giúp cơi nới sân bay hơn 40 năm tuổi đã xập xệ. Nhà cửa, trường học và bệnh viện được xây mới, quy hoạch thành khu đô thị tân tiến.

Trong vòng 6 năm, Eldfell – một biểu tượng văn hóa của Iceland từ cõi chết trở về. Từ trường học tới bệnh xá, từ khu nông nghiệp kiểu mới tới các xưởng công nghiệp hiện đại, ai ai đều hát vang Thetta Reddast, Thetta Reddast”.

Pha đánh đầu phản lưới nhà của Clark khiến Ireland tuột chiến thắng. Ảnh: Reuters.

“Không sao, rồi mọi chuyện sẽ ổn” – người dân nơi đây luôn sống cùng tâm niệm ấy. Họ đã quá quen với cảnh thiếu thốn, nơi tài nguyên thiên nhiên là thứ gì đó rất xa xỉ.

Và bóng đá, một thành tố phản ánh xã hội cũng hoạt động, phát triển trên con đường ấy. Năm 1979, tức 20 tháng sau ngày thành lập, IBV – CLB đá phương vô địch quốc gia.

Sự kiện đó là một hiện tượng với đông đảo công chúng ngoài quốc, nhưng quả thực lại cực kỳ bình thường trong mắt giới chuyên môn . Vì hàng ngày, họ đều tạo ra những điều thần kỳ.

Trường hợp của ĐTQG Iceland là ví dụ điển hình. Cách đây 4 năm, đội còn đứng hạng 127 thế giới. Vậy mà bây giờ, vị trí của Iceland là 38. Ở vòng loại, đội xếp trên cả Hà Lan, TNK để cán đích ở vị trí thứ 2.

Do điều kiện khí hậu không cho phép, toàn bộ tuyển thủ Iceland đều đi lên từ bóng đá… trong nhà. LĐBĐ nước này cho xây hàng nghìn sân bóng khép kín, thuê chuyên gia Anh quốc trồng cỏ nhân tạo. Các em nhỏ là nam được khuyến khích đi tập bóng đá, đá xong được chính phủ đài thọ học phí theo học lấy chứng chỉ HLV UEFA.

Hoolahan ăn mừng bàn thắng.

Một đất nước nhỏ bé nhưng đào tạo hơn 21.000 cầu thủ, 800 HLV đạt chuẩn A của UEFA. Tính ra, trong 30 người dân Iceland lại có 2 hào thủ chơi bóng ở cấp độ chuyên nghiệp. Cứ mỗi 3.000 người, 8 trong số đó là những HLV đủ trình độ làm việc tại Premier League.

“Nếu Iceland không thành công, đó mới là cú sốc lớn nhất”, nguyên chủ tịch UEFA Michael Platini từng nói vậy. Khó khăn, chưa bao giờ là rào cản với nỗ lực, ý chí của người Iceland.

Đêm nay, Iceland sẽ bước ra sân khấu lớn đầu tiên trong lịch sử gặp Bồ Đào Nha. Từ đường hầm, Sigurdsson và các đồng đội sẽ vừa đi vừa hát: “Thetta Reddast, Thetta Reddast”.

Khải Huyền
.
.
.