"Vật bất ly thân" khi kho cá của người dân làng Vũ Đại là gì?

Thứ Năm, 23/01/2020, 19:11
Đó là một thứ vật dụng mà gần như mọi người dân "làng Vũ Đại" (làng Đại Hoàng, Lý Nhân, Hà Nam) đều phải sử dụng trong quá trình làm ra món cá kho nổi tiếng trong ngoài nước mấy năm trở lại đây...


Vật dụng ấy chính là chiếc mặt nạ phòng độc. Tại sao những người dân vùng đất này lại cần đến chiếc mặt nạ phòng độc khi kho cá, nguyên nhân đơn giản đến từ chính quá trình làm ra món ăn này.

Những ngày giáp Tết này, nhiều gian bếp ở xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân) lại đỏ lửa làm cá kho cổ truyền Đại Hoàng. Từ lâu món cá kho làng "Vũ Đại" dần dần trở thành món quà Tết không thể thiếu dịp cuối năm.

Để làm được một nồi cá kho mang đậm hương vị quê hương, người dân nơi đây đều phải có bí quyết làm gia vị riêng, thêm nếm gia vị trong suốt quá trình kho cá một cách cầu kỳ. Thậm chí trong lúc kho cá, củi đun cũng được điều chỉnh cẩn thận với mức nhiệt to nhỏ khác nhau và đặc biệt củi kho cá chỉ được sử dụng duy nhất một loại là cây nhãn.

Niêu cá kho phải đun đủ 12 giờ liên tục với mức lửa nhỏ, khi đã đun đủ giờ, niêu cá được bắc xuống bếp và bật quạt liên tục cho đến khi nguội hoàn toàn để thịt cá săn chắc lại. Trong quá trình nấu cá kho do chỉ đun lửa nhỏ nên thường sinh ra nhiều khói. Chính vì vậy, một số người dân nơi đây đã nghĩ ra cách đeo mặt nạ phòng độc trong lúc kho cá để tránh bị khói làm ảnh hưởng đến việc thêm nếm gia vị cho cá và tránh đôi mắt bị ảnh hưởng bởi khói bếp.

Mỗi chiếc mặt nạ chỉ có giá 200.000 đồng nên cũng vừa với túi tiền người nông dân. Song nó giờ đang là vật "bất ly thân" với mỗi người dân tại ngôi làng nổi tiếng này mỗi khi vào "mùa làm cá kho" dịp cuối năm.

Sở dĩ món cá kho "làng Vũ Đại" nổi tiếng đến vậy chính là bởi quá trình chế tạo rất công phu. 
Loại cá được chọn để làm cá kho là cá trắm đen bởi chúng chỉ ăn ốc nên thịt chắc và rất thơm. Ngoài ra con cá phải có trọng lượng từ 3kg trở nên. 
Nồi dùng để kho cá cũng phải là nồi đất nung. Một số người cho rằng thân nồi làm từ Nghệ An, còn nắp nồi lại ở Thanh Hóa vì chất lượng đất ở các vùng này khác nhau.
Nhưng công đoạn tốn nhiều công sức nhất là kho cá. Những người dân tại đây phải giữ lửa cho nồi cá khó trong suốt 12h. Đặc biệt củi dùng để kho cá cũng phải làm từ loại củi Nhãn ở các vùng Hưng Yên, Hải Nam, Hải Dương,... mang về.
Ngoài ra trong quá trình kho cá phải liên tục thêm nước, gia vị tránh để nước cạn sẽ khiến món ăn bị hỏng....
Trong quá trình nấu cá kho do chỉ đun lửa nhỏ nên thường sinh ra nhiều khói. Chính vì vậy, một số người dân nơi đây đã nghĩ ra cách đeo mặt nạ phòng độc trong lúc kho cá để tránh bị khói làm ảnh hưởng đến việc thêm nếm gia vị cho cá và tránh đôi mắt bị ảnh hưởng bởi khói bếp.
Rất khó biết gia đình nào đã "phát minh" ra việc đeo mặt nạ phòng độc khi kho cá nhưng đúng là thứ vật dụng này giúp người dân nơi đây dễ dàng hơn lúc chế tạo món ăn nổi tiếng của quê hương mình.
Gian bếp của gia đình ông Trần Bá Toản (chủ cơ sở cá kho làng Đại Hoàng, Lý Nhân, Hà Nam) nghi ngút khói khi đun nhiều nồi cùng lúc. Nếu không có chiếc mặt nạ phòng độc này khó mà làm việc tại đây được lâu.
Chiếc mặt nạ chỉ khoảng 200k đồng này đã giải quyết được nỗi vất vả của người làm nghề cá kho làng Vũ Đại suốt hàng chục năm qua.
Bình Nguyễn-CTV
.
.
.