Cù lao Long Thuận sạt lở dữ dội như vừa dính... bom!

Thứ Năm, 30/03/2017, 11:50
Từ năm 2009 đến nay, tình trạng sạt lở từ đầu cồn Long Thuận (huyện Hồng Ngự) kéo dài 7km, nhiều đoạn ăn sâu vào đất liền cả 100m.

Ông Võ Minh Tâm – Phó Giám đốc Sở TN&MT Đồng Tháp cho biết, do phù sa từ thượng nguồn không có, bờ sông đói nên gây sạt lở. Trong đó, cũng có do hoạt động khai thác cát. “Đất sạt lở vì dòng chảy thay đổi. Khu vực sạt lở, tốc độ dòng chảy tăng lên nên sạt lở cũng nhiều. Ngày trước, trên sông 1 giờ đồng hồ chỉ 10 phương tiện, còn nay 40 đến 50 phương tiện thì bờ sông nào chịu nổi. Mà đang lở thì người dân rất phản ứng”, ông Tâm nói.
Năm 2011, tình trạng sạt lở tại xã Long Thuận xảy ra dữ dội nhất, với 28 vụ trên chiều dài 1.142m, ăn sâu vào đất liền 10 đến 14m, diện tích đất mất khoảng 13.704m2. 155 căn nhà buộc phải di dời khẩn cấp. 
Các vụ sạt lở đã gây ảnh hưởng đến hoa màu vào ao cá của hơn 100 hộ dân. Thống kê của UBND, từ năm 2011 đến 2015, Long Thuận xảy ra 45 vụ sạt lở, kéo dài trên nhiều km, ăn sâu vào đất liền mỗi năm khoảng 10m, diện tích đất bị mất hơn 20.000m2.
Vị trí trụ sở UBND xã Long Thuận (cũ) bị sạt lở, ăn sâu vào bờ khoảng 60m.
Riêng năm 2016, xảy ra 4 vụ sạt lở, cuốn theo hàng ngàn khối đất, tiếp tục ăn sâu vào đất liền, đoạn sâu nhất là 15m. Các xã lân cận như, Phú Thuận B, Long Khánh A và Long Khánh B cũng bị ảnh hưởng.
Nhiều nhà cửa của người dân tan hoang.
Nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt, chính quyền địa phương nhiều lần nắn đường nhưng sạt lở đuổi “đến chân”.
“Dòng sông bị sạt lở là do mất cân đối từ đáy sông. Cát là yếu tố quan trọng thiết kế địa hình đáy sông, điều tiết dòng chảy, vận tốc dòng chảy và độ xoáy dòng chảy. Nếu múc cát thì sẽ thay đổi địa hình, tạo địa hình lòng sông mới, ảnh hưởng tới lưu lượng, vận tốc dòng chảy. Hiện nay lượng cát về không đủ và lượng cát hàng năm biển kéo đi quá nhiều nên thềm của đồng bằng đang bị xói lở. Nếu không có cát, ĐBSCL rất nguy. Cát như là “bộ xương” định hình cho diện mạo của ĐBSCL. Thiếu cát, với ĐBSCL sẽ là một thảm họa khó lường”, Tiến sĩ Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ cho hay. 
“Xã còn 300 hộ dân sống trong vành đai sạt lở nhưng vẫn chưa được bố trí đến nơi tái định cư mới. Dữ dội nhất là năm 2011, vị trí trụ sở uỷ ban cũng cũng bị sạt lở, ăn sâu vào đất liền khoảng 60m và phải di dời đến nơi khác”, Chủ tịch UBND xã Long Thuận nói. 
Các vụ sạt lở đã gây ảnh hưởng đến hoa màu vào ao cá của hơn 100 hộ dân. Thống kê của UBND, từ năm 2011 đến 2015, Long Thuận xảy ra 45 vụ sạt lở, kéo dài trên nhiều km, ăn sâu vào đất liền mỗi năm khoảng 10m, diện tích đất bị mất hơn 20.000m2.
Long Thuận sạt lở dữ dội, gây ảnh hưởng đến đời sống của cả ngàn hộ dân. 
Ông Trần Văn Lấn (72 tuổi) cho biết, gia đình mất hàng ngàn m2 đất do sạt lở. Nguyên nhân một phần là do hoạt động khai thác cát ngày đêm, dòng chảy bị thay đổi. “Ban ngày, các xáng cạp khai thác ở giữa sông, nhưng đến ban đêm thì họ lại khai thát vào sát bờ”. 

Văn Vĩnh
.
.
.