Chàng kỹ sư đổi nghề sau một lần nếm thử trà

Thứ Bảy, 06/06/2020, 16:53
Trong một lần tình cờ được thưởng thức trà Shan Tuyết (Hà Giang) chàng kỹ sư tương lai đã bén duyên với nghề uớp trà.

Đó là câu chuyện về chàng thanh niên Phạm Thế Duyệt, (xã Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội) người vốn được học hành cơ bản để trở thành một kỹ sư nhưng sau khi ra trường lại chọn một nghề nghiệp khác hẳn.

Tốt nghiệp đại học nhưng Phạm Thế Duyệt, (xã Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội) lại chọn cho mình một nghề khác hẳn với chuyên nghành được đào tạo đó là làm trà sen.

Nói về cơ duyên đưa mình đến với nghề ướp trà, Duyệt cho biết khi đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học Công nghiệp Hà Nội, cậu anh có mang về một ít trà Shan Tuyết. Sau khi được thưởng thức loại trà này, trong đầu Phạm Thế Duyệt bỗng nảy ra ý định làm trà. Tuy thế cái duyên với nghề ướp trà của Duyệt chỉ thực sự bắt đầu khi anh tốt nghiệp ra trường vào năm 2013.

Công việc này khiến chàng kỹ sư phải tất bật đúng nghĩa một nhà nông. Cứ vào tháng 6 hàng năm, khi mùa sen bắt đầu thì cũng là lúc Duyệt bộn bề với công việc ướp trà của mình.
Những bông sen được hái từ sáng sớm phải nhanh chóng bóc tách cánh để lấy gạo sen.

Khi đó Duyệt theo lời của người anh rể đang ở Hà Giang lên đây để tìm việc, trong thời gian chờ xin việc, chàng sinh viên mới rời ghế nhà trường tới Hoàng Su Phì và tận mắt chứng kiến những cây trà cổ thụ, tình yêu với trà trở lại mạnh mẽ khiến Duyệt đi tới quyết định phải học bằng được cách ướp trà.

Loại sen dùng để ướp trà là sen Bách Diệp gồm rất nhiều cánh.

Sau nhiều năm tìm hiểu cũng như mày mò tự học, Duyệt cũng nắm vững kỹ thuật ướp một số loại trà đặc biệt là trà sen. Riêng với trà sen thì Duyệt cho biết đây là loại trà đặc biệt gắn với mùa hè bởi đây là lúc sen cho chất lượng tốt nhất để làm trà.  Làm trà sen với Duyệt là cả một  đam mê dù gặp nhiều khó khăn và cũng không ít lần.

Sau khi bóc hết cánh phần đài sen sẽ được cắt ra để lấy gạo sen. Đây chính là nguyên liệu quan trọng nhất cho để làm trà sen.

Mỗi địa phương làm trà sen nổi tiếng như Hồ Tây hay Phủ Lý (Hà Nam)... đều có bí quyết khác nhau, riêng với Duyệt, anh lại chọn trà Shan Tuyết (Hà Giang) làm nguyên liệu. 

Phần gạo sen được sàng lọc kỹ trước khi đem vào ướp với trà.

Duyệt cho biết, trà Shan Tuyết mọc núi cao trong vùng không khí sạch, có cánh to tuy nhiên lại gặp khó khăn khi ướp bởi cần nhiều sen hơn các loại trà khá. Để làm ra một ấm trà ngon đúng chất trà sen với loại trà Shan Tuyết cần phải thông hương (trộn lại trà và gạo sen) nhiều để giảm bớt độ ẩm giúp trà không bị ủng.

Gạo sen được cho vào ướp với trà. Đây là công đoạn quyết định và cũng khó khăn nhất quyết định chất lượng của trà sen.

Năm 2019, trong cuộc thi Tea Masters Cup Việt Nam (Hoàng Su Phì, Hà Giang), Duyệt được hai giải Nhất (nội dung pha trà và thử nếm trà). Duyệt ấp ủ ước mơ muốn bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam như một cái nôi của trà.

Điều đặc biệt của Duyệt khi làm trà sen là loại trà anh chọn chính là trà Shan Tuyết (Hà Giang). Loại trà này có cánh to, khó "ăn hương" nên đòi hỏi nhiều gạo sen hơn hẳn những loại trà khác.
Ngoài ra để trà không bị ủng trong quá trình ướp, Duyệt củng phải trộn lại thêm nhiều lần.
Một chén trà sen được ướp đúng cách sẽ đem lại hương thơm đặc trưng vừa dịu nhẹ vừa thanh mát.
Riêng với loại trà sen của Duyệt thì nó còn có thêm vị thơm ngon đặc trưng của trà Shan Tuyết.
Chàng thanh niên ấp ủ ước mơ đưa tên tuổi trà Việt Nam tới bạn bè quốc tế với sản phẩm này
Bình Nguyễn - Trần Ngọc
.
.
.