Kiến tạo môi trường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển

Thứ Năm, 26/10/2017, 18:23

Chiều 26-10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp 2017 với chủ đề “Kiến tạo môi trường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển”.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia, các nhà quản lý đã cùng thảo luận về thực tiễn, hiệu quả triển khai những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, hay việc phân bổ các nguồn lực như nguồn vốn, đất đai… làm sao để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết, hiện nay có hơn 600 ngàn doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 1 triệu doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết đều là các doanh nghiệp trẻ thành lập từ năm 2000 trở lại đây và khá lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến xây dựng, công nghiệp. 

Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, những rào cản với doanh nghiệp là: Gánh nặng pháp luật – chi phí tuân thủ; Rủi ro pháp lý; An toàn và bảo vệ quyền tài sản; Chính sách cạnh tranh kém; Quản trị yếu. 

Khảo sát cho thấy, doanh nghiệp quy mô đầu tư bé thì hiệu quả kinh doanh càng thấp. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn khá lạc quan với 48% DN có xu hướng mở rộng quy mô công khai. Với khó khăn về khách hàng, thị trường khảo sát cho thấy mức độ hội nhập kết nối của doanh nghiệp tư nhân vào chuỗi toàn cầu rất là thấp. 

Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, những rào cản với doanh nghiệp là: Gánh nặng pháp luật – chi phí tuân thủ; Rủi ro pháp lý; An toàn và bảo vệ quyền tài sản; Chính sách cạnh tranh kém; Quản trị yếu. 

Về vấn đề vốn, TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết thiếu vốn là chủ đề được đề cập đến nhiều nhất khi nói tới kinh tế tư nhân. Đây cũng là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển và chuyển đổi. Phát triển mạnh hình thức công ty cổ phần là giải pháp có thể tăng qui mô doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy công khai tài chính. Do qui mô vốn nhỏ, khu vực kinh tế tư nhân trông cậy rất nhiều vào việc vay ngân hàng để bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh. 

Vấn đề thuế là vấn đề quan trọng thứ hai sau vốn nhưng lại được các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân nói tới nhiều nhất. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng thuế hiện nay quá cao do đó yêu cầu được ưu đãi, miễn giảm và chính sách thuế mang nặng tính tận thu và kết quả là hệ thống thuế quá phức tạp với những ưu đãi tràn lan không công bằng. Vì vậy cần triệt để loại bỏ tất cả các ưu đãi thuế, kể cả ưu đãi theo tiêu chí thành phần kinh tế, theo ngành nghề hay theo điều kiện địa lý vì rất dễ nảy sinh những tiêu cực và khó quản lý trong khi các điều kiện con người, tổ chức và cơ sở vật chất quản lý còn nhiều hạn chế. 

Trước mắt chỉ duy trì ưu đãi thuế chung cho các doanh nghiệp mới thành lập, đồng thời có thể thay thế các ưu đãi thuế khác bằng các hình thức hỗ trợ tài chính từ Nhà nước căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng tài chính của Nhà nước, và chấm dứt hỗ trợ khi thấy không cần thiết trên cơ sở tập trung những nỗ lực quản lý tài chính Nhà nước vào việc hỗ trợ này. 

Ông Ánh cho rằng, tài chính đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Các vấn đề tài chính phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp nên không thể trông chờ có ngay những giải pháp đồng bộ và chờ có giải pháp tài chính đồng bộ mới thực hiện mà nên triển khai những cơ chế và chính sách có thể giải quyết ngay những vướng mắc tài chính của kinh tế tư nhân với quan điểm là tạo ra những thuận lợi tài chính cao nhất có thể cho động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân này.

Lưu Hiệp
.
.
.