Nhiều nhãn hàng lớn vô tình quảng cáo cho khủng bố

Chủ Nhật, 12/03/2017, 14:48
Quảng cáo được đặt vào video trên YouTube có thể kiếm về cho các nhà xuất bản nội dung khoảng 7,6 USD cho mỗi 1.000 lượt xem, khoản tiền có thể được sử dụng để tài trợ cho các nhóm khủng bố và các tổ chức cực đoan, những tổ chức này có  lượt xem video có thể lên đến con số hàng triệu.


Khi xem các video trên các trang mạng, đặc biệt là Youtube, người ta có thể dễ dàng và đôi khi là khó chịu vì nhìn thấy những đoạn quảng cáo được phát trước video. Những đoạn quảng cáo này vô tình bị gắn vào các video có liên quan đến những nhóm khủng bố hoặc cực đoan, khiến nhiều nhãn hàng loay hoay.

Một số thương hiệu, trong đó có Jaguar Land Rover, Thomson Reuters, Sandals và Marie Curie đã bị ngừng tất cả hoặc một phần các đoạn quảng cáo của họ sau khi những đoạn quảng cáo này bị phát hiện quảng cáo bị đặt trên các kênh YouTube và một trang web bị kiểm soát bởi những người ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các tổ chức xã hội đen.

Ảnh minh họa

Hiện nay, các nhãn hàng này chỉ còn biết đổ lỗi cho những giao dịch thương mại được lập trình hóa và công tác bảo trì, vận hành kém kiểm soát đã dẫn đến vụ bê bối nghi vấn "tài trợ khủng bố". Có đến hàng trăm thương hiệu bị ảnh hưởng, bao gồm cả Mercedes-Benz, Honda, Waitrose John Lewis, Disney, Lloyds Bank, HSBC và Nissan...

Việc các quảng cáo ngày nay có thể dễ dàng được xuất hiện trên các trang web hay các video của Youtube khiến nhiều người nghi ngờ về tính an toàn của các giao dịch tự động qua mạng cũng như khả năng kiểm soát của các phương tiện truyền thông. Nhiều hãng có liên quan tới bê bối này đã phải tham khảo ý kiến từ nhiều đối tác truyền thông để tìm ra nguyên nhân. 

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ giới hạn ở Anh. Chỉ cần dạo quanh tìm kiếm trên Youtube trong 5 phút có thể dễ dàng tìm thấy một đoạn quảng cáo trước đây của Foxtel xuất hiện trước một video phỏng vấn của các thành viên Reclaim Australia với những lời lẽ rất phân biệt chủng tộc. 

Dĩ nhiên, quảng cáo này được đặt vào video bởi một nhà làm phim độc lập không có liên quan gì đến nhóm này. Tìm kiếm một chút nữa sẽ ra kết quả và thấy quảng cáo của Đại học NSW được đặt cùng với video của một thành viên nhóm thánh chiến ở Nga cùng với tấm biển quảng cáo của hãng Twin Waters Resort ngay trên đầu trang.

Ảnh minh họa

Vụ tai tiếng đã đặt nhiều thương hiệu vào tình thế khó xử và gây tổn hại cho các nhóm tài trợ hầu như chẳng có dính líu gì.

Quảng cáo được đặt vào video trên YouTube có thể kiếm về cho các nhà xuất bản nội dung khoảng 7,6 USD cho mỗi 1.000 lượt xem, khoản tiền có thể được sử dụng để tài trợ cho các nhóm khủng bố và các tổ chức cực đoan, những tổ chức này có  lượt xem video có thể lên đến con số hàng triệu.

D.T
.
.
.