344 văn bản pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành

Thứ Tư, 17/08/2016, 14:24
Ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho rằng, số liệu thống kê trên có sự gia tăng so với thời điểm xây dựng Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (số liệu rà soát thời điểm tháng 8-2015 là 259 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành).

Đây là con số thống kê được Tổng cục Hải quan thông báo trong cuộc họp báo về giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) ngày 16-8 tại Hà Nội.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 30-6-2016 có 344 văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành. Trong đó có 21 Luật, pháp lệnh; 65 Nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 258 Thông tư, quyết định của các Bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vực KTCN như: Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa; kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm dịch (động vật, thực vật, y tế); kiểm tra văn hóa; các quy định về cấp giấy phép XNK, điều kiện XNK hàng hóa...

Ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho rằng, số liệu thống kê trên có sự gia tăng so với thời điểm xây dựng Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (số liệu rà soát thời điểm tháng 8-2015 là 259 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành). Nguyên nhân là do một số bộ ngành đã ban hành mới các văn bản để hướng dẫn các lĩnh vực trước đây chưa được hướng dẫn đầy đủ; trong khi đó, có nhiều văn bản còn bất cập lại chưa được sửa đổi, bổ sung.

 Theo ông Ngô Minh Hải, thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về KTCN ban hành nhiều, phạm vi rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra vẫn đang tồn tại rất nhiều. Đơn cử, khoản 1b Điều 38 của Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định “thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng của các cơ quan kiểm tra được chỉ định”. Theo quy định của Điều này thì các lô hàng NK thuộc các nhóm hàng trên đều phải thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 tại Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT năm 2009 và Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT năm 2010 với phạm vi rộng, bao gồm các nhóm hàng: động vật, sản phẩm động vật; sản phẩm trồng trọt; thủy sản, sản phẩm thủy sản… đều thuộc đối tượng phải kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm....

Hay, Bộ Khoa học và Công nghệ có Thông tư  01/2009/TT-BKHCN, Thông tư 27/2012/TT-BKHCN, Quyết định 1171/2015/QĐ-BKHCN quy định hàng hóa NK thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về chất lượng (nhóm 2) chỉ được thông quan khi cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa NK đáp ứng yêu cầu chất lượng. Hay Bộ Công Thương có Thông tư 48/2011/TT-BCT và Thông tư  08/2012/TT-BCT quy định hàng hóa nhóm 2 NK phải được kiểm tra khi NK và việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng… phải có sự đồng ý của Bộ Công Thương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thông tư 34/2014/TT-BNNPTNT quy định, tất cả các lô hàng muối NK đều được kiểm tra, đánh giá về chất lượng khi nhập khẩu; Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, cơ quan Hải quan chỉ thông quan khi có Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng…

Bên cạnh đó, nhiều danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN do các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành không có mã số HS kèm theo.

qua khảo sát thực tế tại một số cơ quan /tổ chức KTCN, việc xin giấy phép, cấp giấy chứng nhận, đăng ký kiểm tra, trả kết quả chủ yếu làm thủ công

Trong khi đó, Nghị quyết 19/2016/NQ-CP đã đặt ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ các lô hàng XNK phải KTCN tại khâu thông quan từ 30-35% hiện nay xuống mức 15% vào cuối năm 2016, thì các bộ ngành phải chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt các Bộ quản lý chuyên ngành cần thực hiện cải cách toàn diện thể chế, chính sách, cách thức, phương pháp kiểm tra liên quan đến hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK. Trong khi, tỉ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành hiện vẫn đang ở mức 30-35%, chưa có dấu hiệu giảm xuống trong khi từ nay đến cuối năm không còn nhiều thời gian.

Để rút ngắn thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, Tổng cục Hải quan cho rằng, cần phải thay đổi căn bản phương thức quản lý, KTCN với các nội dung: Áp dụng quản lý rủi ro; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng DN để áp dụng mức độ kiểm tra phù hợp; chuyển căn bản sang hậu kiểm

Trong khi đó, qua khảo sát thực tế tại một số cơ quan /tổ chức KTCN, việc xin giấy phép, cấp giấy chứng nhận, đăng ký kiểm tra, trả kết quả chủ yếu làm thủ công. Chủ yếu nộp hồ sơ giấy, nộp trực tiếp cho cơ quan kiểm tra / cơ quan cấp phép và nhận lại kết quả bằng giấy. Nhiều cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành chưa áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong việc phân tích đánh giá thông tin về doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra chuyên ngành, dẫn đến kiểm tra nhiều, kiểm tra trùng lắp, cùng một mặt hàng, hãng sản xuất lần nào doanh nghiệp cũng kiểm tra; kết quả kiểm tra nhiều lần, nhiều lô nhưng phát hiện rất ít. Việc phối hợp, trao đổi thông tin về kết quả KTCN giữa các cơ quan, đơn vị liên quan còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, tại hầu hết các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia đường bộ, đường biển, đường hàng không hiện nay đều chưa có đại diện của các cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa. Việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu được các cơ quan này thực hiện trên mẫu hàng từ cửa khẩu gửi về phòng thí nghiệm trong nội địa hoặc được thực hiện tại kho bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp đối với lô hàng được đưa về bảo quản dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa. Nhiều cơ quan KTCN chưa có đủ lực lượng và phương tiện kiểm tra tại cửa khẩu. Phương tiện kỹ thuật, máy móc, thiết bị, còn thiếu và yếu, nhiều trường hợp đưa ra kết quả chậm dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa của doanh nghiệp

Để rút ngắn thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, Tổng cục Hải quan cho rằng, cần phải thay đổi căn bản phương thức quản lý, KTCN với các nội dung: Áp dụng quản lý rủi ro; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng DN để áp dụng mức độ kiểm tra phù hợp; chuyển căn bản sang hậu kiểm. Đặc biệt, các cơ quan quản lý phải minh bạch hóa quản lý, KTCN với các nội dung: Minh bạch về danh mục hàng hóa XNK thuộc diện quản lý, KTCN theo hướng đơn giản, chi tiết mặt hàng, tên hàng phải kèm mã HS; minh bạch về chế độ quản lý, tiêu chuẩn áp dụng, hình thức quản lý, kiểm tra, thời điểm kiểm tra; minh bạch về chi phí kiểm tra…Đồng thời, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các địa điểm KTCN tập trung tại các cửa khẩu nơi có lưu lượng hàng hoá XNK lớn tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hoá. 
Lưu Hiệp
.
.
.