Đắk Lắk:

Người dân “kêu cứu” vì khói ngùn ngụt của hàng chục lò than cà phê

Thứ Sáu, 15/04/2016, 14:53
Thời gian qua các cơ quan báo chí  có nhận được đơn kiến nghị về tình hình khai thác than bừa bãi, tại xóm 3, thôn 15, xã Pơng đrang, huyện Krông Búk,  tỉnh Đắk lắk. Có 23 hộ dân sinh sống  với 21 lò than xuất hiện, với tình trạng khói bụi nghi ngút, hôi thối đến ngạt thở. Các lò than nơi đây, đang trở thành nỗi ám ảnh của người già và trẻ nhỏ. Thậm chí, bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây hen suyễn, viêm họng, viêm phổi…

Lò than mọc lên như nấm

Dọc theo tuyến đường liên xã, người đi đường đã thấy mùi khói từ nhiều lò than, không phải ở nơi khuất tất mà chính ngay khu dân cư sinh sống. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng khoảng 1km đã có tới hơn chục lò than.

Đề cập vấn đề trên, bác T. P. H cho biết: “Hiện nay, mùa nắng tình trạng đốt than nhiều, mùi khói thoát ra từ lò khiến người dân không chịu nỗi, đất của xã có 23 hộ dân sinh sống, ai cũng kêu, nhưng không nói được vì mất lòng, trước đây người dân chúng tôi có thấy người bên môi trường về nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả . Trước đây có 4 lò than hoạt động còn ít khói, về sau không biết than có giá cả hay sao đó, nên các chủ lò mọc lên càng ngày , càng nhiều. Bây giờ, có khoảng chừng 20 lò than hoạt động tại địa bàn này”.

Các lò than hoạt động ở thôn 15, xã Pơng Drang.

Khi được hỏi, Anh Nguyễn Văn Linh, chủ của một lò than ở  thôn 9, xã Ea Ngai cho biết: “Trước đây có ít lò than, về sau số lượng ngày càng tăng lên đáng kể,  tới giờ có cả trăm lò. Hầu hết, lò than dựng lên là tự người dân học cách làm, thấy than có giá nên các chủ làm than muốn tăng thêm số lượng lò, giá trên thị trường hiện nay 4.800đ/kg với than cà phê, Muồng đen lên tới 5.400 đ/kg thì việc ra lò còn nhiều hơn”.

Cũng theo Anh Linh, mỗi tháng một lò ra khoảng được 2 mẻ than, nếu lò vừa vừa thì được 15- 16 tấn than, còn lò lớn khoảng 20 tấn, cái này còn phụ thuộc vào số lượng lò than, tình trạng bây giờ vào mùa khô, cây cà phê chặt bán rất nhiều, mỗi xe vài ba trăm ngàn, đủ để các lò hoạt động liền tay, liền chân. Khai thác than bừa bãi, để bán ra thị trường và đi vào tận nơi như sài gòn để

Than cà phê có nhược điểm khói nhiều, khi có gió khói sẽ tràn vào những nhà hộ dân đang sinh sống gần nhất, điều này không chỉ một ngày, một giờ mà liên tục, gây cảm giác khó chịu,mệt mỏi.Thế nên, hộ dân sinh sống tại đây họ đã đề nghị các lò than dừng các hoạt động đốt củi cà phê, nhưng vẫn không có kết quả mong đợi.

Khói than hùn hụt, dân chán ngán. Ai đỡ đầu?

Người dân nơi đây cùng với cán bộ thôn, đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn về những  lò than hoạt động gây phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Không những thế, bà con nơi đây đã làm đơn kiến nghi, tố cáo nhưng vẫn không giải quyết được điều gì ngoài “sự bặt vô, âm tín”.

Tại thôn 15, có sự hoạt động của một công ty TNHH Đá Hoa Cương.Thế nhưng, tên công ty một đường hoạt động một nẻo, khi chúng tôi vào gặp lãnh đạo công ty để làm việc thì giám đốc đi nước ngoài công tác, phụ trách hiện thời là Ông Nguyễn Hữu Bộ, có cổ phần tại công ty.

Củi cà phê được chất đầy 2 bên đường thôn

Ông Bộ cho rằng: “ Công ty chúng tôi làm trước đây có làm làm đá hoa cương nhưng về sau khó khăn, chuyển sang làm than cà phê để xuất khẩu qua Hàn Quốc, số lượng lớn chứ không nhỏ lẻ như các hộ dân làm bên ngoài, có tất cả 11 lò than đang hoạt dộng bình thường, mỗi tháng xuất khẩu sang nước ngoài, về cơ bản các thủ tục hoạt động có thì hợp pháp, có giấy phép kinh doanh than do phòng tài nguyên và môi trường huyện cấp.Vì thế, chúng tôi không làm ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân nơi đây.”

Trước sự bức xúc của 23 hộ dân về sự nóng lên của các lò than ở thôn 15, nhóm PV đã có cuộc trao đổi với Ông Chu Vũ Lâm, Phó chủ tịch UBND xã Pơng đrang, huyện Krông búk. Ông Lâm cho rằng: “Vấn đề trên đã được ban lảnh đạo huyện chỉ đạo và có công văn để xử lý, nhưng hiện tại chúng tôi chưa có máy để đo đạc và kiểm tra không khí tại nơi có lò than có ô nhiểm hay không? Để cụ thể hơn, thì phải chờ bên môi trường kết luận, xã  sẻ kết hợp với môi trường huyện để tiến hành các biện pháp tiếp theo.” Tuy nhiên, điều đáng nói là trước đó, người dân đã tổ chức nhiều cuộc họp, trong đó có lảnh đạo xã về tham dự và phát biểu ý kiến. xã cho rằng về vấn đề lò than trên là vượt quá thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Nói như vậy, có nghĩa là địa phương không thể giải quyết được mà phải chờ từ lãnh đạo cấp huyện, từ Phòng tài nguyên và môi trường có phương án tiếp theo về sự sự tồn tại hay không của các lò than.

Chúng tôi có buổi làm việc Bùi Quốc Anh hiện đang giữ chức vụ Trưởng phòng tài nguyên và môi trường huyện Krông Búk, ông cho rằng, tôi mới chuyển công tác về cách đây khoảng một tuần nên việc này tôi sẻ bố trí đồng chí Y Thin, Phó phòng phụ trách vấn đề này.

Theo Ông Y Thin: “Địa bàn thôn 15, chúng tôi đã nắm bắt được thông tin, trong đó có đơn kiến nghị của người dân nơi đây gửi lên, nhưng tới nay vẫn chưa giải quyết được, lý do là các lò than trước đó có rất ít nên người dân không phản ánh, thế nhưng bây giờ các lò than đang được mở rộng, gây ảnh hưởng của sức khỏe người dân, ban lảnh đạo chúng tôi sẻ có phương án xử lý hoặc tạm ngừng, hoặc di chuyển khỏi khu đông dân cư”. Liên quan đến việc Cty TNHH Đá Hoa Cương có sản xuất than xuất khẩu và có giấy phép hoạt động thì vị Phó phòng cũng khẳng định, tại địa bàn trên không có ai có giấy phép hoạt động hết.

Được biết, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk lắk về vấn đề các lò than đang hoạt động trên địa bàn tỉnh gây ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà báo chí thời gian gần đây có đưa tin, về phía tỉnh không có cấp giấy phép hoạt động cho bất cứ lò than nào, và cũng không khuyến khích các lò than hoạt động để giải quyết công ăn việc làm như lý do các chủ lò than trao đổi.

Võ Trường
.
.
.