Màn thử nghiệm dưới nước của siêu thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới

Thứ Ba, 23/10/2018, 09:47
Mới đây, siêu thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới AG600 do Trung Quốc chế tạo đã có màn thử nghiệm cất hạ cánh dưới nước đầu tiên với hành trình bay thử chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 15 phút.

Màn thử nghiệm cất hạ cánh dưới nước đầu tiên của siêu thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới AG600.

Được thiết kế bởi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc AVIC, AG600 là siêu thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới từng được chế tạo tính tới thời điểm hiện tại.

Màn cất cánh thử nghiệm trên mặt nước của thuỷ phi cơ AG600 lần đầu tiên được thực hiện thành công tại một hồ nước nhân tạo ở Kinh Môn, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Chiếc AG600 đã đi từ trên bờ xuống hồ chứa nước Kinh Môn và chạy đà ở dưới mặt nước, sau đó bay khoảng 15 phút trước khi tiếp tục hạ cánh xuống nước.

Trước đó, vào tháng 12-2017, AG600 từng cất cánh và bay thử khoảng 1 tiếng đồng hồ nhưng là cất và hạ cánh ở đường băng thông thường. Đây là lần đầu tiên AG600 được "xuống nước".

AG600 (có tên "nội địa" là "Côn Long") là thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Nó có trọng tải tổng cộng 53,5 tấn và dự kiến sẽ được bàn giao cho khách hàng vào năm 2022 tới đây.

Siêu thuỷ phi cơ này có khả năng chứa 50 hành khách hoặc 12 tấn nước phục vụ cho nhiệm vụ chữa cháy. Chiều dài của máy bay đạt 36,9 mét, sải cánh rộng 38,8 mét và được trang bị 4 động cơ WJ-6 tua-bin do Trung Quốc tự sản xuất.

Các động cơ của AG600 đều là động cơ cánh quạt với mỗi động cơ là quạt 6 lá.

Tốc độ tối đa của AG600 lên tới 560 km/h, tốc độ hành tình 500 km/h, tầm bay 4500 km tuỳ trọng tải hoặc 12 tiếng hoạt động liên tục. Trần bay của AG600 vào khoảng 6000 mét.

Chiếc thuỷ phi cơ này cần khoảng cách chạy đà tối đa khoảng 1.500 mét để cất cánh từ dưới mặt nước.

AG600 lặng lẽ leo lên bờ sau khi kết thúc bài bay thử nghiệm.

11Khoảng cách chạy đà cần thiết của AG600 khi cất cánh ở dưới nước là 1500 mét. Tuy nhiên không rõ đây là khoảng cách chạy đà khi máy bay rỗng hay đủ tải.


V.Cường (tổng hợp - Ảnh: Sina)
.
.
.