Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XII):

Tập trung giải quyết những việc cấp bách, không trông chờ, ỷ lại

Thứ Hai, 12/12/2016, 08:41
Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khoá IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X): “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và nay là Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.


Trong quá trình vận động, phát triển, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có nghị quyết về xây dựng Đảng: Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VI)“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VI”;Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII) về“Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”;Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 - khoá VIII) về“Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”;

Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khoá IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X): “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và nay là Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.

Chúng ta tiến hành công tác xây dựng Đảng thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, nhiều cuộc vận động với nhiều biện pháp cơ bản và quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta, đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc đổi mới. Qua thực tiễn, Đảng ta ngày càng tiến bộ và trưởng thành. 

Song, nghiêm khắc nhìn nhận, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng vẫn còn không ít hạn chế, thậm chí có mặt nghiêm trọng, có khuyết điểm, yếu kém phải sửa chữa cấp bách nhưng chưa khắc phục được như mong muốn, có mặt còn phức tạp thêm, gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. 

Trước yêu cầu mới ngày càng cao của công cuộc đổi mới, nếu Đảng không giữ vững bản chất cách mạng của mình, không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng, không thống nhất cao về ý chí và hành động, không trong sạch về đạo đức, lối sống, không được nhân dân ủng hộ thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên.

Đại hội XII của Đảng nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), một số việc chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra và còn những hạn chế, tồn tại. Đặc biệt, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn đang tồn tại, chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến dưới những hình thức mới, tinh vi, phức tạp hơn. Một số ít cán bộ, đảng viên bị các phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, hành động, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước. 

Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”. Chính vì vậy, Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) được ban hành nhằm cụ thể hoá những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chỉ rõ 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Nghị quyết đã đưa lại cho chúng ta một sự nhận diện khá đầy đủ, rõ ràng về thực trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghị quyết chỉ rõ, trong các biểu hiện đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan điểm của Đảng, thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. 

Sự suy thoái về đạo đức, lối sống còn thể hiện ở chỗ sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, tham quyền lực, bè phái cục bộ, mất đoàn kết, tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn bức xúc của dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc câu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.

Nghị quyết đã ban hành, vấn đề là cần triển khai thực hiện sao cho hiệu quả, tạo chuyển biến rõ ràng. Có những việc rất cấp bách, đòi hỏi phải làm ngay. Đó là rà soát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận. 

Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. Trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nghiên cứu tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm cho ủy ban kiểm tra các cấp. 

Rà soát, hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước. Để tạo thuận lợi cho việc xử lý trách nhiệm cán bộ thì sẽ tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ cán bộ dưới quyền. Lâu nay, khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm là thường phải họp kiểm điểm, xác minh thấy hai năm rõ mười rồi mới tạm đình chỉ. Trong khi đó, nhiều vụ nổi cộm nhưng xử lý còn “đầu voi, đuôi chuột”, không đủ nghiêm khắc hoặc để tình trạng như dư luận nói là “chìm xuồng”.

Từng cấp, từng đơn vị chọn những việc nổi cộm, dư luận quan tâm, bức xúc để làm, khắc phục tư tưởng bị động, trông chờ xem trên thế nào rồi mới “tuỳ cơ ứng biến”...Vừa qua, chúng ta đã tập trung làm rõ, xử lý có kết quả bước đầu một số vụ việc bức xúc, nổi cộm, điển hình như vụ Trịnh Xuân Thanh, đã xử lý trách nhiệm ông Vũ Huy Hoàng và nhiều cán bộ liên quan thuộc Bộ Công thương, Ban Tổ chức Trung ương, UBND tỉnh Hậu Giang... 

Điều này thể hiện tinh thần làm rõ, xử lý đến cùng, xoá quan niệm về hưu là “hạ cánh an toàn”. Tuy nhiên, còn nhiều vụ việc khác, trong đó có những vụ cán bộ lãnh đạo đương nhiệm bị dư luận lên án, tố cáo về hành vi suy thoái phẩm chất đạo đức chính trị, tham ô, tham nhũng, quan hệ bất chính, đặc biệt là việc bổ nhiệm người nhà, người thân, bổ nhiệm người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm, chưa qua thử thách, thậm chí bổ nhiệm “bồ bịch” vào các vị trí quan trọng trong bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, gây bức xúc dư luận. Những vụ việc đó khi dư luận, báo chí đã lên tiếng thì cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ, kết luận có hay không để xử lý chứ không nên im lặng, coi đó là việc của báo chí, của dư luận...

Để Nghị quyết tạo chuyển biến, nhất thiết từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện. Ở đây, sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn”...

TS Trần Cẩm Tú
.
.
.