Muôn nỗi... kẹt đường

Chủ Nhật, 03/08/2008, 16:17
Đã có câu chuyện xe cấp cứu gặp cảnh kẹt đường mà sản phụ phải sinh con khi chưa kịp tới bệnh viện. Tiếng còi ưu tiên hú vang nhưng đường tắc, dòng xe đang lưu thông lại vẫn thản nhiên "người đi ta cứ đi". Rồi thêm cả chuyện nhiều thí sinh vội đi thi đại học bị kẹt đường. Vậy là "kẹt" luôn cả mơ ước.

Còn có câu chuyện hài hước thế này: một thanh niên đứng bên này đường nhìn sang bên kia là nhà mình mà đường tắc nên cứ đứng mãi ở đó, tới khi sang được đường thì đã trở thành ông già. Dĩ nhiên đó chỉ là chuyện phiếm, kể cho vui nhưng ngẫm kĩ thì nó cũng nhắc nhở chúng ta nhiều lắm.

Vì sao ngày nào chúng ta cũng phải đối mặt với kẹt đường?

Tại con đường?

Con đường thì làm gì nên tộỉ Thế mà vẫn có chuyện người ta đổ lỗi cho con đường. Ngay ở cả những thành phố lớn, đường sá của chúng ta tồi tệ quá. Vẫn cứ hô khẩu hiệu "giao thông phải đi trước một bước" nhưng nhìn lại, cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta đang ở đâu.

Nhiều năm trước, chúng ta thiết kế giao thông cho Hà Nội để đảm bảo nhu cầu 2 triệu dân và thành phố Hồ Chí Minh 4 triệu dân. Nhưng nay dân số Hà Nội đã lên tới 4 triệu người, thành phố Hồ Chí Minh đã gần 8 triệu người thì chiếc áo giao thông lại trở nên quá chật chội.

Đường sá quá nhỏ trong khi dân số thì vẫn hàng ngày giãn ra, lượng phương tiện cá nhân cũng tăng lên nhanh chóng. Sai lầm của chúng ta là: bấy lâu nay chúng ta quen qui hoạch cho hiện tại mà quên mất rằng công tác qui hoạch cần được xây dựng cho tương laị

Hiện trạng tắc đường của các thành phố lớn ở ta đã được cảnh báo từ hơn 10 năm trước. Bây giờ nhìn lại mới thấy, trong suốt hơn 10 năm ấy, dù có "bàn tới bàn lui" thì lãnh đạo ngành Giao thông vẫn chẳng thể tìm ra giải pháp nào hữu hiệu, khả thi.

Nhiều người nói rằng, kẹt xe là lẽ tất nhiên của tất cả các quốc gia đang trên đà phát triển. Nhưng chúng ta đã không chịu thừa nhận một điều: tầm nhìn qui hoạch của chúng ta quá kém, giao thông đã không chịu đi trước một bước. 10 năm sau lời cảnh báo, thành phố Hồ Chí Minh đã phải hứng chịu hậu quả: 1 km đường phải "cõng" 540 xe ôtô, 5.900 xe máỵ Nếu không có tầm nhìn xa thì 10 năm nữa, khi dân số Việt Nam có thể lên tới 100 triệu người, viễn cảnh tắc đường sẽ còn tệ hại đến đâủ

Thêm cả chuyện bây giờ chúng ta đào đường nhiều quá khiến nhiều con đường trở thành những cái lô-cốt cản trở giao thông. Dĩ nhiên người ta đào đường để làm đường mới, để sửa chữa hay mở rộng đường hiện có, cũng là mục đích cho giao thông thuận tiện hơn.

Nhưng buồn thay, chúng ta thường vẫn thi công theo kiểu "ông rùa", vừa làm vừa nghỉ. Thành ra khắp nơi đường bị cắt xẻ, cắm biển "đang thi công", lập hàng rào vây chắn và cứ "để đấy". Diện tích giao thông bị thu hẹp lại và vì thế đường lại tắc. Người tham gia giao thông chỉ còn biết ca cẩm, oán trách: con đường tai họạ

Ngay giữa Thủ đô lịch sự và sang trọng cũng vô số những con đường cứ hễ mưa là ngập. Hễ ngập là tắc đường. Mà tắc đường kiểu này còn khủng khiếp hơn tắc đường do “con xe” hay do ý thức. Ngành Giao thông thì đổ lỗi cho ngành thoát nước. Ngành thoát nước lại đổ lỗi cho con đường, tại đường trũng, đường nhiều ổ voi...

Con đường thì thuộc quản lí của "ông giao thông" rõ ràng rồị Cái việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau như thế xem ra vẫn là kế sách hay nhất để không ai phải chịu trách nhiệm mỗi khi có sự cố xảy rạ

Theo qui luật phát triển, thành phố trên 1 triệu dân là phải có hệ thống đường hầm, xe điện. Thế nhưng ở Việt Nam, đây vẫn chỉ là ước mơ còn xa tầm vớị Vẫn có những kế hoạch, dự án nhưng chúng ta lại thiếu tiền. Thành ra mọi thứ vẫn giậm chân tại chỗ.

Lỗi tại con xẻ

Ít khi người ta đổ lỗi cho "con xe" gây ra tắc đường vì nó chỉ là vật vô tri vô giác, không phải chịu trách nhiệm. Nhưng đúng là, một vài nơi, vài lúc, “con xe” cũng gây ra những hậu quả chẳng kém gì con ngườị Cứ thử ví dụ như đường nhỏ mà lắm xe to thì chuyện tắc đường tránh sao khỏi.

Trước đây chúng ta cứ hô hào toàn dân đi xe buýt, coi xe buýt là lời giải cho bài toán tắc đường. Nhưng rồi chính ngành Giao thông cũng phải thừa nhận, xe buýt cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây ra tắc đường.

Cứ nhìn dãy dài xe kềnh càng trên phố, vừa đi vừa lạng lách, chèn đường là đủ hiểu vị "hung thần" này ghê gớm đến đâu trên đường phố. Ông xe buýt cứ tự cho mình cái đặc quyền nghênh ngang, "đường ta ta chẳng thèm đi" mà nhảy sang đường loại khác. Rồi chẳng may "đụng" nhau, cái máu hung hãn bốc lên. Thế là lại dừng xe, hùng hổ một tí cho bõ tức. Ngay lập tức dòng xe dồn ứ lại, tắc đường. Cứ phải chờ Cảnh sát giao thông đến mới xong chuyện.

Thử ví dụ như, con đường Đê La Thành nhỏ tí tẹo lại có tới ba tuyến xe buýt, mà toàn là xe to (xe 09, 49, 26) hoạt động. Nhiều khi chỉ cần hai xe ngược chiều tránh nhau không xong là đường lại tắc tới hàng nửa giờ mới thoát. Hay như quốc lộ 32, hướng về Sơn Tây, đường nhỏ lại xấu, cũng có tới 4 tuyến buýt hoạt động, cũng đều là loại buýt lớn (tuyến 32, 20, 26, 29). Vậy là mới có cái cảnh tắc đường thường xuyên, sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào đường cũng có thể tắc.

Đến ngay cả xe đạp cũng gây ra không ít phiền toáị Cứ thử để ý xem, con đường nào người ta cũng thiết kế làn đường dành riêng cho xe thô sơ. Nhưng có mấy khi xe đạp chịu đi đường của mình. Khi thì nhảy vào đường của xe máy, khi lại nhảy vào đường của ôtô.

Chiếc xe đạp chỉ bé nhỏ thế thôi nhưng nếu nó tham gia giao thông không đúng chỗ thì cũng lại vô cùng tai hại. Nhiều khi ôtô cứ phải tránh xe đạp. Vào giờ cao điểm, chỉ cần mấy chiếc xe đạp đi "nhầm đường" thôi là đường lại tắc, không ít người phải vã mồ hôi vì nó.

Hay tại… con người

Nói gì thì nói, con đường hay “con xe” cũng là tác nhân khách quan. Cái chính vẫn thuộc về ý thức, là con ngườị Bước vào thời văn minh song không phải ai cũng học được bài học về ý thức tham gia giao thông. Tất cả cùng túa xua đổ ra đường và cứ thế, đường ai nấy đi, không luật lệ, không nhường nhịn.

Có những con đường không có lí do gì để tắc đường, thế mà vẫn cứ tắc, đường thì rộng thênh thang mà người người vẫn cứ chen chúc nhau, chỉ để hơn nhau một vài giây. Ông viên chức cũng muốn đến cơ quan đúng giờ. Học sinh, sinh viên cũng muốn đến trường đúng giờ học. Ngay cả bà hàng rong cũng cố chen lấn chỉ để đến chợ sớm hơn người khác một tí (cái cánh chợ búa chỉ đến sớm hơn nhau tí thôi là đã đủ sung sướng rồi).

Thế là người ta cứ rầm rầm chen lấn. Cứ có kẽ hở nào là lại nhích lên. Đường đã tắc nhưng ai cũng có lí do để đi nhanh, mà kể cả khi chẳng có lí do để đi nhanh, để vội thì người ta cũng chẳng chịu để người khác vượt lên mình. Đi sau thiên hạ một tí là khó chịu, là tức tốị Kẻ dưới bấm còi thúc người trên. Người trên lại đẩy người trên nữạ Thoát không được thì quay ra chửi nhau, đánh lộn ầm ĩ ngoài đường.

Bước vào thời văn minh nhưng không ít kẻ ra đường vẫn mang theo tâm lí cố hữu "không cho nó hơn mình". Dù hơn nhau chỉ nửa bánh xe thôi cũng phải cố gắng đi trước thiên hạ. Thành ra đường đã tắc lại càng tắc hơn. Cái thói ích kỉ của người Việt, ngẫm kĩ, cũng thật tai hại.

Nhưng cũng cứ phải hỏi, người ta cố tranh nhau vượt lên như thế để làm gì? Mấy ông công chức, bằng cấp đầy mình, học thức thì cứ gọi là cao vời vợi, thế mà ra đường vẫn cứ tranh nhau với đám trẻ con và mấy bà bán xôị Liệu rằng ông công chức tranh đường, nhanh hơn thiên hạ được 15 phút thì ông có đem 15 phút quí giá ấy phục vụ cho công việc không? Hay là lại chè chén, bù khú ở một quán cóc nào bên đường, nhâm nhi tách trà nóng, coi như tự thưởng cho thành tích của mình.

Điều này không phải là đặt điều đâụ Tôi đã từng vào một Bộ nọ mới thấy công chức của ta sử dụng "8 giờ vàng ngọc" như thế nào. 9h sáng, mới chỉ có ông Bộ trưởng mở cửa phòng, còn lại đều bận ăn sáng ở đâu đó. Hay là họ cũng đang bị tắc đường?

Cứ thử một ngày ra đường để biết chúng ta đang tham gia giao thông luộm thuộm như thế nàọ Bà bán rau không hiểu luật đã đành. Đến ngay cả ông công chức cổ cồn, giày da bóng loáng cũng cố tình không hiểu luật thì đúng là… không thể hiểu nổi.

Một lần, ngay trên đường Kim Mã, một thanh niên trẻ măng, ăn mặc lịch sự, dáng vẻ công chức lắm, lái chiếc xe hơi tạt vào đường của xe đạp và cứ vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ qua điện thoạị Xe đạp bị lấn đường lại chạy sang làn đường xe máỵ Xe máy lại tạt sang đường của ôtộ Đúng vào giờ tan tầm, cứ phương tiện nọ tranh đường của phương tiện kiạ Thế là đường tắc.

Hay như một lần, ông công chức nọ lùi xe ra giữa đường Quán Thánh và cứ để đấỵ Mấy vị thấy chướng mắt ra góp ý thì ông lại trợn trừng mắt lên bảo, đại ý là: Chỗ này có bóng câỵ Xe ông đắt tiền phải để đấy cho mát. Đem ra bãi kia thì có mà hỏng hết. Xe ông đắt tiền thì rõ rồi nhưng đường này đâu phải chỉ dành riêng cho ông. Mặt đường thì nhỏ, chẳng đến 5m mà xe ông thì đã chiếm quá nửạ Như thế tránh sao khỏi tắc đường?

Chúng ta không hiểu luật hay cố tình không thực hiện luật?

Các nhà khoa học ở một nước thuộc châu á đã thống kê về thiệt hại do kẹt xe gây ra cho nước mình như sau: một năm kẹt xe gây thiệt hại 127 triệu USD tiền xăng dầu, 50 triệu USD sửa chữa xe, người lái xe phải lãng phí thời gian (thời gian lãng phí đó có thể đem làm việc khác), xe chỉ chạy được 15-19km/h, thiệt hại khoảng 46 triệu USD… Cộng gộp tất cả lại, khoản thiệt hại đã bằng 90% số tiền Quĩ Tiền tệ thế giới cho nước đó vay trong một năm. Phân tích thế để thấy kẹt xe tai hại tới mức nàọ

Những giải pháp vĩ mô: cơ sở hạ tầng giao thông, tầm nhìn qui hoạch… tạm thời chúng ta chưa bàn đến. Vì đó là tầm vĩ mô và hơn thế là chúng ta đang thiếu tiền cho những dự án vĩ mô ấỵ Nhưng một điều chúng ta có thể làm để cứu những con đường, và cứu chính chúng ta khỏi vã mồ hôi vì đường tắc, là thay đổi ý thức.

Nếu chúng ta ra đường chịu nhường nhau một tí thì có lẽ ám ảnh kẹt xe sẽ không bị đẩy lên thành bi kịch như hiện nay. Sáng tắc, chiều tắc, đêm cũng vẫn tắc. Đường vành đai ngoại thị tắc. Đường nội thị còn trầm trọng hơn. Chúng ta vẫn đang đối mặt với bài toán kẹt đường và có nguy cơ phải… bó tay.

Có cảm giác như cho tới hôm nay TP Hà Nội vẫn đang luẩn quẩn trong tình trạng tắc đường, kẹt xe chưa tìm ra giải pháp. Đã vậy, hôm trước đọc báo lại giật mình trước thông báo: TP HCM từ giờ tới cuối năm tình hình kẹt xe sẽ còn tồi tệ hơn. Vì sao chúng ta không thể giải quyết triệt để vấn đề này. Phải chăng đây là bi kịch không thể tránh khỏi của những thành phố lớn?

Hà Ly
.
.
.