Cảnh báo nguy cơ phương tiện thủy đâm, va chạm vào trụ cầu

Thứ Hai, 10/08/2009, 11:07
Khi vào cầu, do chiều cao của ca bin lái tàu tự hành VP-0871 cao hơn tĩnh không cầu nên tàu bị va và mắc kẹt vào gầm cầu Đuống tại khoang phụ phía bờ trái (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội).

Mới đây nhất là hồi 3h ngày 11/7, tàu tự hành VP-0871 do anh Trần Quang Tuyến địa chỉ Sơn Đông, Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, không bằng lái điều khiển tàu đi ngược nước và không tuân theo sự hướng dẫn của Trạm điều tiết - khống chế hạ lưu cầu Đuống, không đi đúng báo hiệu khoang thông thuyền.

Khi vào cầu, do chiều cao của ca bin lái tàu cao hơn tĩnh không cầu nên tàu bị va và mắc kẹt vào gầm cầu Đuống tại khoang phụ phía bờ trái (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội).

Nghiêm trọng hơn là vào hồi 10h10 ngày 13/7, tàu tự hành (biển kiểm soát PT-1432) chở 330m3 cát vàng do ông Đào Văn Thu điều khiển chạy xuôi nước từ Việt Trì về Hà Nội. Khi tàu đến cách cầu Long Biên khoảng 100m về phía thượng lưu, do trời đổ mưa to, ông Thu không nhìn thấy cầu Long Biên và khoang thông thuyền.

Lực lượng điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông đường thủy qua cầu Đuống mùa lũ năm 2009 của Công ty CP Quản lý đường sông số 6.

Khi phát hiện cầu, ông Thu đã giảm tốc độ và cài số lùi nhưng tàu vẫn bị nước đánh dạt. Thuyền trưởng cố gắng điều khiển tàu đi vào sát bờ phải, nhưng do mạn phải tàu bị rách (do va đập trước đó) nên nước tràn vào khoang hàng khiến tàu bị lật úp và chìm ngay sau đó. Cây cầu này đã quá già nua và mùa lũ vẫn đang tiếp diễn nên nguy cơ đe dọa an toàn cầu luôn treo lơ lửng ở phía trước.

Ông Trần Văn Cừu - Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết: "Ngoài nguyên nhân do thời tiết mưa, lũ, dòng chảy mạnh, công suất máy của phương tiện nhỏ không thắng được sức đẩy của dòng nước, nên dẫn đến việc phương tiện bị đâm, va vào trụ cầu hoặc công trình trên sông, còn lại phần lớn là do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thủy của người điều khiển phương tiện còn thấp và rất chủ quan.

Họ bất chấp quy định khi điều động phương tiện qua các công trình cầu vượt sông; không tuân thủ theo hiệu lệnh của đơn vị thực hiện công tác điều tiết - khống chế giao thông đường thủy tại những khu vực giao thông trọng điểm hoặc tại các vị trí cầu xung yếu.”.

Từ thực trạng trên, nên công tác chống va - trôi là một công việc đặc biệt cần thiết và cấp bách của cơ quan quản lý đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, nhất là khi bước vào mùa mưa lũ hàng năm như cầu Long Biên (trên sông Hồng); cầu Đuống, cầu Hồ (trên sông Đuống); cầu Bình (trên sông Kinh Thầy) và cầu Triều Dương (trên sông Luộc). Phía Nam có cầu Chợ Gạo (trên kênh Chợ Gạo); cầu Tân An (trên sông Vàm Cỏ)

Lưu Hùng Mạnh
.
.
.