Cần phổ biến và hướng dẫn cụ thể chế tài xử phạt vi phạm các quy định trong GTĐB

Thứ Bảy, 14/03/2009, 10:55
Về lĩnh vực xử phạt đối với hành vi chở hàng hóa quá tải, theo quy định cũ, cơ quan chức năng được xử phạt lũy tiến theo số tấn hàng hóa chở quá tải Nay theo quy định, mức phạt được "cào bằng" ở mức chở vượt tải trọng từ 10 - 40% và hơn 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn; mức 5 - 30% và trên 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên.

 

Điều này có nghĩa chủ xe, tài xế chở vượt  mức hơn 30 hoặc 40% trọng tải cho phép cũng bị phạt bằng với mức chở quá tải gấp đôi, gấp ba lần. Từ đó chủ xe, tài xế dễ phát sinh tâm lý "đằng nào cũng bị phạt số tiền như vậy, chở hết cỡ luôn", và như vậy sẽ không tạo được tính răn đe đối với xe tải chở vượt trọng tải ở mức lớn.

Nhất là khi xu hướng dùng container đóng hàng nặng để chở quá tải gấp 2 - 3 lần tải trọng cho phép đang khá phổ biến hiện nay và tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm đến TTATGT mà còn phá nát cầu đường.

Với các hành vi "vòng vo đón khách; đón trả khách tại trụ sở doanh nghiệp" của xe khách cũng vậy, do không có quy định nào cụ thể, lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt bằng lỗi "đón trả khách không đúng nơi quy định" với mức phạt 400 ngàn đồng/trường hợp vi phạm.

Nhưng lỗi này cũng chỉ được xử phạt khi chủ xe "đón trả khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đã được xác định nơi đón trả khách", nên việc "bắt lỗi" để lập biên bản xử phạt là không đơn giản.

Nghị định 123 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/5/2009 đã quy định hàng loạt các nhóm hành vi "sử dụng vỉa hè, lòng đường để họp chợ...; sửa chữa hoặc rửa ôtô xe máy … không đúng nơi quy định, không giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới mức 20 - 30 triệu đồng" đã khiến không ít người dân thành phố lo lắng.

Trước thực trạng trên, quy chế quản lý sử dụng vỉa hè tại TP Hồ Chí Minh cũng đã được UBND TP ban hành, song nhiều quận, huyện hiện vẫn chưa thể đưa ra được quy hoạch tuyến nào cấp, tuyến nào không cấp để cả người dân và cơ quan quản lý biết mà thực hiện.

Trước đây khi chưa có Luật GTĐB, vỉa hè được chừa 1,5 - 2m dành cho người đi bộ, phần còn lại phía trong, chính quyền các địa phương cấp phép cho người dân thuê, như vậy, vừa dễ cho lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, giám sát; ngân sách lại thu được một khoản phí để dùng vào việc tái đầu tư duy tu, bảo dưỡng vỉa hè.

Hiện tại, ngoài những tuyến đường được cấp phép sử dụng vỉa hè một phần, còn với những tuyến vỉa hè hẹp, không cấp phép sử dụng tạm, thực tế khi không có mặt lực lượng chức năng đi kiểm tra, người dân vẫn chiếm dụng
Đức Thắng
.
.
.