“Cảm xúc hãy chân thành, giông tố sẽ bình yên”

Chủ Nhật, 03/08/2008, 09:14
Bán nhà: Diện tích 140m2 (chiều rộng 42m, chiều dài 30m), đầy đủ điện thoại, điện nước, Internet... giá 550 triệu, liên hệ Nguyễn Thị Thu Hương 280/80/18 tổ 9, ấp 2, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP HCM. Chị nhờ tôi rao bán cho ngôi nhà với mô tả như thế... Lúc nào chị cũng ráo riết tính toán bán nhà để làm nhiều việc có nghĩa lý hơn...

Chị tính rõ ràng, rành rọt về khoản tiền sau khi bán nhà, 150 triệu để mua 1 mảnh đất mới, 150 triệu san phẳng và làm nhà mới, còn những 250 triệu sẽ gửi tiết kiệm ở ngân hàng để có tiền chủ động khi con chị đau ốm... Tiền lãi hàng tháng còn là 1 khoản để chi tiêu cho gia đình. Khi không phải lo ăn từng ngày, chị có thể dành thời gian để thỏa sức đi làm từ thiện... Chị tính thế.

Yêu thương để vượt qua gian khổ nhẹ nhàng.

Tôi tìm chị Hương vào một buổi trưa nắng, đi loanh quanh, lòng vòng, tôi tìm được đến nhà chị, bất ngờ vì nó xa xôi, cách trở quá! "Chị đã chuyển nhà nhiều lần rồi và chị tin là ở bãi rác Đông Thạnh này chưa phải là nơi cuối cùng". Chị còn mải miết chuyển nữa, chuyển nữa...

Mỗi lần chuyển là nhà lại ở xa thành phố hơn, heo hút hơn và nhiều khi gần những đồng ruộng hơn. Nhưng chị không nề hà, mà dứt khoát để có thể lo cuộc sống cho con cái, để cái thời gian lo toan dư ra… lo cho những số phận khác nữạ

Tôi biết chị Hương từ khi còn là một sinh viên báo chí non nớt, khi ấy tôi nghe về căn bệnh xương thủy tinh, một căn bệnh "họa hiểm" mà có rất nhiều người Việt Nam mắc phải, tôi cất công tìm hiểu về bệnh và những cuộc đời mang bệnh.

Chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này, tôi chỉ biết những thông tin cơ bản thế này: bệnh xương thủy tinh (hay còn gọi là bệnh giòn xương, bệnh tạo xương bất toàn, tên khoa học của bệnh là Osteogenesis Imperfecta - OI), biểu hiện của bệnh là xương giòn và dễ gẫy, biến dạng xương, lùn, bất thường của răng (tạo răng bất toàn), giảm thính lực... Căn bệnh quái ác này chủ yếu là do di truyền bởi gen trội hoặc lặn từ phía bố hoặc mẹ. Đây là một căn bệnh bẩm sinh...

Khi ấy tôi tìm đến chị, rồi được nghe chị dốc lòng dốc dạ để kể về căn bệnh quái ác hành hạ con mình. Minh Hội con chị lúc ấy mới 15 tuổi, nhưng đã bị gẫy xương 27 lần, những lần gẫy cứ nối tiếp nhau, đau đớn tiếp nối đau đớn...

Là mẹ, chị đồng hành cùng con, và phép mầu để mẹ con chị vượt qua những đau đớn ấy đó là nghị lực và tình yêu. Cái ngày chị Hương gào khóc và ngất lịm đã qua lâu rồi. Bây giờ chị quyết cùng con đối diện với bệnh tật, "nước mắt nuốt vào trong", chỉ có can trường và nghị lực là bộc bạch ra ngoài.

Đối diện với đau khổ, nhiều người "trơ lỳ", như cô Mị trong văn chương ấy, còn chị, chị "kị" phó mặc, "kị" nản lòng, chị bảo tôi "Tĩnh Phan ạ, xương thủy tinh nó cũng có cái hay đấỵ..". Cái "họa hiểm" lại là một cái hay! Đau khổ quá khiến chị nghĩ khác về cuộc đời!

Hằng năm Hội vẫn bị gẫy xương đều đều, khi thấy con bị băng bó bằng cục bột trắng toát, chị tự hài lòng, tự an ủi bằng những dòng tâm sự trong đêm "gia đình mình đã quen dần với căn bệnh của con, quen dần với hình ảnh lúc nào con cũng mang cục bột màu trắng toát... và mẹ quyết định sẽ phải yêu cái màu trắng còn gắn bó rất lâu với mẹ con mình, gia đình mình.

Bởi vậy mỗi khi ra đường những dịp có đầy đủ cả nhà, ba áo trắng, mẹ áo trắng, con cũng áo trắng! Những lúc như thế mẹ thấy con tươi tắn biết baọ Mẹ lại thầm cảm ơn cuộc đời, đã cho mẹ yêu thêm màu sắc mới (màu trắng đó con).

Khi tôi gặp Hội, thấy em có những nụ cười tươi tắn trên môi, những câu nói bông đùa dí dỏm... Dù mang bệnh nhưng Hội vẫn lạc quan, vẫn sống tốt. Mẹ Hương đã mang cả thiên đường đến cho Hội còn gì?

Từ việc mua dàn máy tính rồi trả góp trong 48 tuần, nối mạng dịp "đắt đỏ" để con có thể lên mạng, gặp gỡ, giao lưu với cả thế giới… đến việc biến nhà mình thành nơi tụ tập của trẻ con trong phố, nơi offline của những cư dân mạng... Tình yêu làm cho người mẹ có thể làm tất cả, tất cả chị mong cho đứa con đặc biệt của mình có được những tình cảm bình thường, sống cuộc sống đời thường mà thôị

Lo cho con mình tạm tạm, chị lại đi lo cho lũ trẻ con nhà nghèo ở gần bãi rác Đông Thạnh. Đứa trẻ nào cũng biết đến cô Hương. Thỉnh thoảng nhờ bạn bè trên mạng, qua các diễn đàn, chị quyên góp được sách, vở, bút... chị gom lại và đem chia cho những đứa trẻ con nhà nghèo.

Có lần đang đèo tôi đi trên đường, chị nghe tiếng leng keng của chiếc xe bán dạo, chị dừng ngay xe lại và nghe ngóng, thấy bóng của người bán dạo, chị giúi vào tay anh ta 2 phiếu nhận vở và dặn dò kĩ lưỡng: "Đây là quà của 2 đứa trẻ nhà anh trước khi bước vào năm học mới, anh cứ cầm phiếu này hôm nào qua nhà tôi lĩnh tập vở cho các cháu đi học...".

Còn anh bán dạo ban đầu ngơ ngác sau hiểu ra thì cười tươi lắm lắm! Chị rủ tôi đi thăm nhà em Sang, gia đình em ở ven bãi rác Đông Thạnh. Chị kể lại: "Có lần nghe người ta nói ở gần bãi rác Đông Thạnh có một đoạn đường nhựa đẹp mà thưa thớt người, tôi mới đưa Hội ra đường tập đị Đến đây lại thấy có một đứa trẻ đang lủi thủi ôm con ngan chơi bên cạnh là một con chó...

Tôi đến gần hỏi tên thì biết là Sang, hỏi nhà thì biết là một túp lều ở sau một bụi cây rậm rạp, che đậy bằng những bao bì rác rưởị Thương quá, Sài Gòn thế kỉ XXI mà vẫn có đứa trẻ không được chơi với bạn bè mà chỉ chơi với ngan và chó". Duyên số, xương thủy tinh khiến chị gặp những cảnh đời như thế, rồi bỏ một chút tiền túi, đi quyên góp thêm từ bà con trong xóm, chị dựng được một ngôi nhà, vách bằng tôn, mua một thùng đựng nước mưa để cho sinh hoạt của Sang và bố mẹ em, những người mà đời sống cơ cực, kiếm sống bằng cách oằn mình trên đống rác.

Chị cứ mải miết làm, từng việc nhỏ thôi, nhưng điều chị tâm đắc nhất là "có ích cho những đứa trẻ". Xóm ven thành nơi chị ở, trẻ em "có hoàn cảnh đặc biệt" nhiều vô kể, nghề nghiệp và môi trường sống của bố mẹ chúng đều "có vấn đề": nhiều trường hợp là "nghiện ngập", "gái làm tiền", "pê đê".

Chị thương con trẻ mà không để tâm đến bố mẹ chúng xấu đến thế nào, chỉ biết chúng là trẻ con, chúng cần đi học... Bởi vậy chị cứ phát quà, phát từng tập vở cho chúng.

Thỉnh thoảng khi lo xong việc nhà chị lại tấp tểnh đi thăm những người đau ốm, già cả. Chị cứ lao như tên, đến Mái ấm tình thương Cầu Dừa nơi nuôi dưỡng những bệnh nhân có H, nơi mà có người bảo là "nguy hiểm", bảo rằng làm thân con gái không nên đến. Chị đến thăm, đến chơi, đến gửi vài đồng bạc lẻ của mình cho những bệnh nhân ở đây, để họ có một nồi chè ăn trưa mai cho mát…

Cách mà chị tìm tiền để mà làm từ thiện đó là kêu gọi bạn bè trên mạng, bán tranh vẽ (những bức tranh bạn bè yêu mến tặng, chị xin phép họ bán đi để làm việc thiện), đồ đạc trong nhà không dùng đến, một phần tiền lương khi làm quản trị cho trang web Ngôi sao blog...

Có lúc chị lại bị người ta phàn nàn: "Làm từ thiện mà cứ gào lên... phải chăng để khoe mẽ". Chị không giải thích nhiều, chị chỉ nói: "Tôi làm theo nguyên lý ngọn đèn, Phan ạ, muốn ngọn đèn ấy sáng mình phải để lên chỗ cao, chỗ thoáng không thể để nó ở chỗ kín, chỗ thấp. Một người đàn bà nhỏ bé như tôi sẽ không làm được gì nếu không được đồng cảm và tiếp sức từ mọi người".

"Cảm xúc hãy chân thành, giông tố sẽ bình yên"

Trước khi gặp mặt trực tiếp, chúng tôi đã có vài lần trò chuyện trên điện thoạị Chị nói nhiều, nói gấp gáp, nhưng giọng Bắc vẫn khá rõ bởi chị quê gốc ở Nam Định. Nhiều lúc tôi thấy chị sôi nổi đến thái quá. Đã từng đi bán dạo, đi bưng bê, thu mua phế liệụ.. vất vả là vậy nhưng tôi thấy ở chị vẻ trẻ trung lãng mạn nhự.. hương mùa thu (là tên mà chị lấy để trò chuyện với bạn bè trên mạng để bớt "lạc hậu" trong thời đại này).

Chị bảo chị viết nhiều, khi viết chị thấy mình được thật sự là mình, mình được thật thà cả những đau khổ, cả những vui sướng, tủi hờn của mình. Những đêm dài miệt mài với giấy trắng, cây bút và những thủ thỉ của mình. Nó là điểm tựa cho cuộc sống của chị, cho những ngày làm việc vất vả mình được an ủi. Chị viết nhiều nhưng chỉ để xé và bán giấy vụn.

Nhưng có lần chị thấy một niềm vui rất giản đơn mà chị nhớ mãi, người thu mua giấy lộn cầm cuốn vở chị viết, đánh vần từng chữ rồi lại rưng rưng nói với chị "cô viết hay đáo để", là chị thấy vui, vui lắm rồi.

Rồi có những tháng ngày, Hội triền miên đau ốm, bệnh tật đày đọa con, chị đồng hành cùng con và cây bút trang giấy đồng hành cùng chị. Chị không học viết lách ở một trường lớp nào cả, nhưng chị làm thơ, viết truyện... mấy lần tôi đọc mà suýt khóc, chẳng phải mình đa cảm, tôi đưa cho bạn bè đọc thì chúng khóc, khóc to…

Những trang viết của chị chỉ là những điều chị nhìn thấy, nghe thấy ở đời, nhưng nó lại thủ thỉ, thân thương lắm. Chị kể lại: Lúc viết truyện ngắn "Thì thầm kể chuyện trong đêm", chị thử gửi dự thi và may mắn là được giải 3 trong cuộc thi viết về những câu chuyện ở cuộc sống quanh ta, có người hỏi: "Chị lấy ý tưởng viết truyện ở đâu". Chị nói luôn: "Thấy cuộc sống có cái gì tôi viết cái đó". Chị hồ hởi nói thêm: "Viết truyện đó là do tôi quan sát được ở cái chợ đêm gần nhà mà".

Từ chỗ viết để xé, đốt, chị can đảm gửi đi và thấy những điều mình viết được đồng cảm và chia sẻ. Thế là từ một người bán hàng rong, người giúp việc... chị viết truyện được giải, rồi viết văn được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Đó là những dòng "hồi ức về xương thủy tinh", một hành trình dài của chị Hương và bé Hộị Đọc ở đó người ta thấy đau đớn, xót xa, thương cảm và thấy cả những hạnh phúc bình dị nhỏ nhoi.

Cũng bởi lẽ chị Hương "chỉ viết về những điều mà mình trải qua, nhìn thấy, nghe thấỵ..", nên trang viết của chị dễ làm người ta xúc động. Tôi đúc rút được một điều khi gặp chị, ở bất cứ hoàn cảnh nào thì vũ khí của con người cũng là sự chia sẻ. Chị khoe với tôi, chị còn viết tiếp, chị sẽ viết mải miết để vơi lòng mình, để nhặt nhạnh những buồn vui trong cuộc đời này…

Chia tay chị, chia tay Sài Gòn ồn ào và nhiều góc cạnh, tôi về Hà Nội tôi nhắn chị bình an. Chị vẫn muốn tôi làm một nhịp cầu, chuyện là chị vẫn muốn bán căn nhà... Bán đi chị làm được nhiều việc ý nghĩa hơn

Tĩnh Phan
.
.
.