UAE phát minh máy nhận dạng chuyển động môi khiến tội phạm không thể nói dối

Thứ Sáu, 25/03/2016, 17:05
Công nghệ mới đọc chuyển động môi được phát triển tại Đại học Đông Anglia, các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có thể giúp điều tra tội phạm và cung cấp hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm khuyết về nghe-nói.

Công nghệ nhận diện giọng nói trực quan do Tiến sĩ Helaen L. Bear và Giáo sư Richard Harvey Đại học Khoa học vi tính hợp tác với Đại học Đông Anglia có thể áp dụng ở bất kỳ nơi nào mà âm thanh không rõ ràng để xác minh người ta đang nói gì”, ông Bear cho biết.

Đại học Đông Anglia.

Tiến sĩ Bear, tác giả công trình nghiên cứu đã giới thiệu công nghệ tại Hội nghị Quốc tế về Xử lý âm thanh-giọng nói và tín hiệu (ICASSP) ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào ngày hôm nay 25-3. Ông cho biết trở ngại duy nhất đối với việc xác minh giong nói phát sinh khi âm thanh không có, chẳng hạn trên băng hình được quay bằng camera giám sát an ninh/chống trộm, hoặc nếu có âm thanh thì không đầy đủ hoặc không có manh mối về bối cảnh một cuộc trò chuyện.

Những âm p, ba và m, tất cả đều trông giống nhau khi chúng ta đọc trên môi, nhưng công nghệ đọc-phân loại mấp máy môi có thể phân biệt những âm đó rành mạch để cho ra một bản chuyển dịch chính xác hơn.

Tiến sĩ Bear cho biết: ‘Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu khoa học đọc lời nói qua quan sát và cần phải biết người ta nói gì để tạo ra loại máy nhận dạng văn bản đọc thông qua chuyển động môi, tuy nhiên hệ thống phân loại này tiến bộ hơn so với phương pháp đọc môi trước đây bằng cách sử dụng một phương pháp hoàn toàn mới để phân loại.

Theo tiến sĩ, một hệ thống đọc chuyển động môi có thể được áp dụng cho một số tình huống từ điều tra hình sự đến giải trí và giao thông, chẳng hạn phi công giao tiếp với nhau trên buồng lái đầy tiếng ồn.

‘Điều quan trọng là, trong khi những cải tiến vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, một hệ thống như vậy có thể được điều chỉnh để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn, dành cho người có khiếm khuyết nghe-nói, một máy đọc môi chính xác có thể đóng vai trò như một hệ thống nhận dạng nghe nhìn.

Giáo sư Harvey cho biết: “Đọc môi là một trong những thách thức lớn nhất đối với trí tuệ nhân tạo, nên để có tiến bộ đối với khiến cạnh phức tạp hơn cần phải làm như thế nào đó tạo ra máy nhận dạng chuyển động và hình dạng của môi người”.

Nghiên cứu thuộc một dự án khoa học triển khai trong 3 năm và được Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vật lý và Kỹ thuật (EPSRC) của chính phủ UAE hỗ trợ.

Phạm Trúc
.
.
.