Tàu ngầm K-560 Severodvinsk và sự hồi sinh sức mạnh Hải quân Nga

Thứ Tư, 27/07/2016, 19:25
Trong suốt Chiến tranh lạnh vào cuối thế kỷ 20, chiến tranh chống tàu ngầm là ưu tiên hàng đầu đối với phương Tây. Sau khi Liên Xô sụp đổ, sự sẵn sàng đã xuống cấp, và một báo cáo mới cho biết NATO có thể sẽ bị động để chống lại tàu ngầm hiện đại của Nga.


Tàu ngầm K-560 Severodvinsk lớp Yasen là một trong những tàu ngầm hiện đại của Nga. Được tang bị thiết bị làm giảm tiếng ồn và tác chiến điện tử tinh vi, tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa chống tàu chiến, ngư lôi, mìn “thông minh”, chiến thuyền có thể đạt tốc độ lên đến 35 hải lý/giờ.

Nga đã dành nhiều thời gian, tiền của để phát triển chương trình tàu ngầm Yasen. Kế hoạt bắt đầu từ thời Chiến tranh lạnh, khi đó Liên Xô có kế hoạch chế tạo một loại tàu ngầm có thể săn siêu tàu sân bay lớp Nimitz của mỹ và cũng để hộ trông tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có kích thước lớn hơn của Liên xô áp sát một số thành phố Mỹ.

Điều này đòi hỏi, cần phải có một tàu ngầm nhanh, yên tĩnh và có khả năng tấn công, phản công mạnh mẽ hơn tàu ngầm lớp Akula và Sierra hiệ nay.

Tàu ngầm Severodvinsk

Nga bắt đầu đóng tàu Severodvinsk từ năm 1993. Nền kinh tế hậu Xô viết sụp đổ buộc Kremlin phải trì hoãn chương trình. Mặc dù chậm trễ, Severodvinsk vẫn là tàu ngầm hiện đại nhất trên thế giới.

Nó hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Có hệ thống sóng siêu âm mạnh hơn, bao gồm một thiết bị sóng siêu âm gắn ở phía trước. Trong khó vũ khí của chiến thuyền có đến 24 quả tên lửa Oniks và Kalibr chống tàu chiến.

K-50 là một ví dụ điển hình cho biết chiến tranh chống tàu ngầm (ASW: Anti-submarine war) của phương Tây sẽ vô dụng để chống lại Hải quân Nga, theo một báo cáo mới được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế (Mỹ) công bố gần đây.

Tổ chức, sự liên kết, hoạt động tình báo và khả năng từng hỗ trợ mạng lưới ASW mạnh mẽ ở Bắc Đại Tây Dương và Biển Baltic không còn tồn tại”, Viện cho biết.

“Có 3 điều đã xảy. Thứ nhất, tàu ngầm Nga ngày càng tĩnh lặng hơn, và thứ hai, chúng ta đã mất phần lới khả năng ASW”, nhà sử học hải quân Norman Polmer trả lời phỏng vấn Báo Tin nhanh Quốc phòng Mỹ.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (mặc vest) tuyên bố hạ thủy một tàu ngầm Severodinsk vào năm 2010

Báo cáo cho thấy tất cả các quốc gia NATO sẽ tiếp tục tăng cường năng lực tàu ngầm cho đồng minh, đặc biệt Anh, quốc gia có lực lượng hải quân bị suy giảm nặng trong vài năm qua.

Hải quân Hoàng gia Anh có thể bị suy giảm trầm trọng nhất. Năm 2011 cả 2 máy bay tuần tra tầm xa phải cho “nghỉ hưu”,  và tàu sân bay cuối cùng cũng phải ngưng hoạt động vào năm 2014.

Trong khi đó, Mỹ có đội tàu ngầm lớn nhất trong liên quân, trải khắp toàn cầu. Cùng với chính sách xoay trục sang châu Á,  phàn lớn Lực lượng Hải quân Mỹ  đồn trú ở Thái Bình Dương. Với sự tập trung của Lầu Năm Góc ở Biển Đông, chỉ một phần khả năng ASW được triển khai ở châu Âu.

Pháp có đội tàu ngầm mạnh nhất châu Âu, nhưng phần lớn tập trung ở Địa Trung Hải, biểu thị lợi ích ngày càng giảm ở Bắc Đại Tây Dương hoặc Baltic.

“Tóm lại là, khả năng ASW của NATO ngày càng yếu. Chúng ta đang ở vị thế bất lợi như một liên minh để chống lại sự hồi sinh dưới nước của Nga”, ông Jerry Hendrix, một đại tá Hải quân đã nghỉ hưu nói với Báo tin nhanh Quốc phòng Mỹ.

Trong những năm 1990, Nga muốn đóng 30 tàu ngầm lớp Yasen. Số lượng từ đó cho đến nay dao động chỉ còn 9, bao gồm Severodvinsk. Hai tàu ngầm Kazan và Novosibirk hiện đang được xây dựng. Số lượng đó vẫn cho phép Nga chiếm ưu thế khi có chiến tranh.

Phạm Trúc
.
.
.