F-35 có thể phục vụ Không quân Mỹ vào cuối năm 2016?

Thứ Tư, 13/07/2016, 19:41
Máy bay Chiến đấu Không kích Phối hợp F-35 được ca ngợi là loại vũ khí đắt nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Nhưng bất chấp tổng giá 400 tỷ USD/2.457 chiếc, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Lầu Năm Góc vẫn chưa thể phục vụ. Nguyên nhân vì sao?

Hiện, có một báo cáo mới cho biết F-35 cuối cùng có thể tham gia chiến đấu vào cuối năm nay.

“Chúng tôi đang tiến rất gần đến khả năng hoạt động ban đầu”, Tướng Herbert Hawk Carlisle, Tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân Mỹ cho biết.

Để có thể tham chiến thật sự, ít nhất 10 chiếc F-35 phải chứng minh khả năng ném bom và bắn hạ những máy bay quân sự khác. Từng chiếc máy bay phải được nâng cấp một gói phần mềm cụ thể và duy trì nó phải dễ dàng.

Mẫu máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ

F-35 đạt kỷ lục về giá, tiến độ và nhưng bộc lộ rõ nhiều điểm yếu, Thượng nghị sĩ John McCain nói với các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ vào đầu năm nay.

Hãng tin CNN từng chỉ ta phần mềm được trang bị cho F-35 là loại phần mềm dùng cho máy tính để bàn chứ không phải trên máy bay chiến đấu.

Nó được thiết kế để hỗ trợ hoạt động, kế hoạch triển khai nhiệm vụ chiến đấu và phát hiện hệ thống điều khiển.

“Nhiều quan chức phụ trách chương trình  phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới cho biết nếu ALIS không đầy đủ chức năng, F-35 không thể hoạt động liên tục như dự kiến”, báo cáo nêu.

Bên trong nhà máy lắp ráp F-35 (Ảnh: Reuteurs)

Cho đến nay, phần mềm vẫn thể hiện nhiều sai sót để có thể cho phép phi công Mỹ  vận hành F-35 an toàn.

Theo Tạp chí Lợi ích Quốc gia Mỹ, một trong những công ty bảo trì đã ghi dữ liệu vào đĩa CD và gửi nhiều tập tin qua hệ thống Wifi dân sự.

F-35 vẫn đang được phát triển và đây là thời điểm có nhiều thử thách về mặt kỹ thuật phải đối mặt”, Thiếu tướng Chris Bogdon cho CNN biết.

F-35 có chuyến bay đầu tiên vào 30-10-2015 (Ảnh Lockheed Martin)

“Tuy nhiên, chúng tôi tin sự đoàn kết giữa chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng sẽ giải quyết được khó khăn hiện nay và mở ra triển vọng cho tương lai”, ông cho biết thêm.

Nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin khẳng định phát triển hệ thống phần mềm hậu cần đang được triển khai.

“Trong khi ALIS tiếp tục được phát triển, chúng tôi tiếp tục tập trung vào dòng máy bay chiến đấu này, sự phân phối có hiệu quả nhất, hiệu quả duy trì hệ thống phi đội F-35 trong 5 thập niên hoạt động tiếp theo”, bà Sharon Parsley, người phát ngôn Lockheed Martin chia sẻ.

Vào tháng 6, có thông tin nổi lên cho biết hệ thống radar phức hợp của F-35 gặp lỗi, nó liên tục bị treo.

Phần mềm trục trặc đã cản trở khả năng hoạt động của hệ thống radar AN/APG-81 AESA  trên F-35 trong một chuyến bay thử nghiệm.

“Điều này tạo ra mối đe dọa rất lớn để trì hoãn kế hoạch của Lực lượng Không quân Mỹ (USAF) để tuyên bố máy bay phản lực chiến đấu thế hệ mới nhất đã có thể triển khai chiến đấu”, một quan chức cấp cao quân đội Mỹ cho biết.

Thiếu tướng Jeffrey Harrigian, giám đốc văn phòng tích hợp F-35 Bộ Quốc phòng Mỹ miêu tả lỗi hệ thống radar gồm: độ ổn định, khả năng dò tìm, định vị mục tiêu và hoạt động liên tục.

Một báo cáo khác của Lầu Năm Góc tiết lộ danh sách nhiều lỗi gây chết người tiền tàng mà F-35 phải đối mặt.

Báo cáo cung phát hiện ra hàng loạt lỗi trong phần mềm máy tính, bao gồm: “phản xạ tổng hợp, tác chiến điện tử, triển khai vũ khí tấn công, kết quả: màn hình tác chiến không hiển thị được một mối đe dọa rõ ràng, khả năng giới hạn để đối phó với hiểm họa, và yêu cầu dữ liệu để tiêu diệt chính xác mục tiêu.

Máy bay F-35 là  chương trình vũ khí tốn nhiều tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tiết lộ kế hoạch ngốn rất nhiều ngân sách và “chậm hơn rùa bò” cuối cùng đã “phóng chiếc máy bay đầu tiên” lên không trung.

Một chiếc F-35A Lightning II đã hoàn thành 3 chuyến bay thử nghiệm và bắn đạn thật đầu tiên bằng hệ thống súng máy GAU 22A Gatling cỡ nòng 25mm tại trường bắn California vào ngày 30-10-2015.

F-35 có một hệ thống điều khiển thông minh từng phần để đảm bảo mọi việc hoạt động trong tầm kiểm soát và có thể cảnh báo khi nào có bộ phận cần thay thế. Tuy nhiên, hệ thống bảo trì được lập trình (CMMS) thường xuyên xảy ra sai sót.

Nó cũng không thể phát hiện liệu F-35 có bay quá nhanh và thường ngẫu nhiên ngăn chặn người sử dụng đăng nhận vào hệ thống kiểm soát đã được lập trình.  Vì những lý do nêu trên, chưa chắc đến cuối năm 2016, siêu máy bay chiến đấu F-35 có thể chính thức phục vụ Không quân Mỹ và tham gia chiến đấu, đặc biệt chiến dịch chống khủng bố ở Syria.

Trúc Phạm
.
.
.