Chiêm ngưỡng nghệ thuật “thổi hồn” vào rối nước tại làng Đào Thục

Thứ Ba, 08/11/2016, 21:03
Phường múa rối nước làng Đào Thục, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội từ lâu đã nức tiếng với môn nghệ thuật dân gian rối nước, với lịch sử phát triển gần 300 năm.

Theo lời kể của những bậc cao niên trong làng, phường múa rối nước Đào Thục xuất hiện từ năm 1734, do cụ tổ là Đào Đăng Khiêm gây dựng. Trải qua nhiều biến cố, có lúc nghề rối nước tưởng như đã bị thất truyền, thế nhưng bằng sự cố gắng và nỗ lực,cho tới nay những buổi biểu diễn của các nghệ nhân vẫn được tiếp tục diễn ra tại thuỷ đình, nơi đã chứng kiến bao thăng trầm của làng nghề này.
Đạo cụ được đưa ra để chuẩn bị cho buổi biểu diễn. Mỗi con rối được làm bằng gỗ và sẽ được điều khiển bên trong bằng ròng rọc.
Lần lượt từng tích trò được dàn dựng trước mắt người xem qua cử động của những con rối.
Rất nhiều trò đã có tuổi đời từ rất lâu như: “Tráng sĩ đánh hổ”, “Trâu chui ống”,… ngoài ra còn có nhiều tích trò mới được các nghệ nhân sáng tạo như: “Hà Nội 12 ngày đêm”, “Rước ảnh Bác Hồ”.
“Trâu chui ống” hàm ý châm biếm về thói nghiện thuốc phiện đến mức tán gia bại sản.
Các nghệ nhân rối đứng đằng sau sân khấu luôn phải tập trung cao độ, phối hợp nhịp nhàng, đồng thời phải chịu dầm mình dưới nước có đến hàng giờ bất kể thời tiết.

Phần kết với tích trò “Múa lên đồng” gửi gắm thông điệp gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá của nước nhà.

Khán giả cuối cùng cũng được nhìn thấy những con người tài hoa của làng rối Đào Thục khi tấm màn được kéo lên.
Hiếu Nguyễn
.
.
.