Chậm chạp việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Thứ Sáu, 02/12/2016, 17:28
Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra chậm, chưa thực chất bởi tỷ lệ vốn Nhà nước bán ra không đáng kể...

Tại diễn đàn Kinh tế 2017 với chủ đề “Cơ hội đầu tư trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016-2017” ngày 2-12 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, giai đoạn 2011 – 2015 đã sắp xếp 558 doanh nghiệp (DN), cổ phần hóa 479 DN. Tuy nhiên thực tế số vốn thoái ra chỉ chiếm tỷ lệ 2%, sự thay đổi về quản trị DN chưa cải thiện được nhiều. 

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra chậm, chưa thực chất bởi tỷ lệ vốn Nhà nước bán ra không đáng kể. Theo chuyên gia kinh tế, cần bỏ bệnh thành tích trong quá trình tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 và tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân phát triển.

TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết, để cơ cấu lại nền kinh tế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là cơ cấu lại khu vực Nhà nước, mở ra cơ hội, dư địa cho kinh tế tư nhân, trong đó đề án đã nêu ra mục tiêu cụ thể. Đặc biệt, đưa ra mục tiêu giảm tỉ lệ nắm cổ phần trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN), giảm tỉ lệ DNNN nắm đa số cổ phần, thoái vốn ra khỏi DNNN, không cần nắm giữ trên 50%. 

Theo TS Vũ Tiến Lộc, về phía doanh nghiệp tư nhân (DNTT), mục tiêu cơ cấu lại DNNN sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và khu vực tư nhân, đặt DNNN hoạt động trong một môi trường bình đẳng, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho DNTT. 

Theo chuyên gia kinh tế, cần bỏ bệnh thành tích trong quá trình tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 và tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân phát triển.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, điểm nhấn lớn nhất của đề án tái cơ cấu lần này là danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện ngày càng co lại. Một số ngành nghề trước đây là độc quyền nhà nước nay đã có tư nhân tham gia. Quan trọng nhất trong đề án là không khống chế tỷ lệ sở hữu của các thành phần kinh tế tại doanh nghiệp....

Lưu Hiệp
.
.
.