5 ứng cử viên chạy đua quyền đăng cai Olympics 2024

Thứ Năm, 17/09/2015, 10:12
Ủy ban Olympics Quốc tế (IOC) hôm 16/9 đã chính thức công bố danh sách 5 ứng cử viên chạy đua giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2024.

5 “vận động viên” tham gia cuộc đua gồm thành phố Los Angeles (Mỹ), Rome (Italy), Paris (Pháp), Budapest (Hungary) và Hamburg (Đức).

Phát biểu tại cuộc họp báo công bố danh sách trên, Chủ tịch IOC Thomas Bach nói: “Chúng tôi chào mừng năm thành phố tuyệt vời tham gia cuộc đua khốc liệt này”. Người chiến thắng sẽ được công bố sau vòng bỏ phiếu tại Đại hội IOC diễn ra ở Lima, Peru vào tháng 9/2017.

Hồi tháng Tám vừa qua, IOC đã thay đổi luật để đảm bảo sao cho mỗi thành phố giành quyền đăng cai Olympics 2024 được tham gia tới bước bỏ phiếu cuối cùng. Tổ chức này trước đó đã chọn ra danh sách chốt các đô thị ứng viên từ 100 nước thành viên của IOC sẽ tham gia bầu chọn.

Chủ tịch Bach đã bày tỏ sự hài lòng về con số các “vận động viên” lần này, sau khi chiến dịch vận động cho Olympics mùa đông 2022 gây thất vọng khi vì cuối cùng chỉ còn hai thành phố ứng viên là Almaty (Kazakhstan) và Bắc Kinh (Trung Quốc). Chủ tịch IOC cũng tiết lộ lúc đầu thủ đô Baku của Azerbaijan có ý định đăng ký, nhưng sau đó quyết định sẽ tham gia chiến dịch giành quyền đăng cai Olympic 2028.

Trong số 5 ứng viên lần này, Paris và Los Angeles được đánh giá là hai ứng viên sáng giá nhất. Trong đó, Los Angeles là thành phố duy nhất không thuộc châu Âu nhưng vân tham gia cuộc đua.

Thủ đô nước Pháp từng thất bại trong chiến dịch giành quyền đăng cai Olympic 2012. Rome - chủ nhà Olympics 1960, cũng từng tham gia chiến dịch giành quyền đăng cai Olympics 2020 trước khi Chính phủ Italy quyết định rút lui do vấn đề tài chính. Với Budapest, nếu giành chiến thắng, Hungary sẽ trở thành nước Đông Âu thứ hai trong lịch sử được tổ chức Olympics mùa Hè sau Nga.

Chùm ảnh các kỳ Olympic:

Olympics Athens 1896: Thành phố cổ nhất lịch sử và cũng là thủ đô của Hy Lạp, Athens, là nơi diễn ra kỳ Olympics đầu tiên trên thế giới. Lễ khai mạc diễn ra tại sân vận động Panathinaiko trước 241 vận động viên tới từ 14 nước, tham gia 43 nội dung trong 9 môn thi.
Olympics Paris 1900: Bốn năm sau, Thế vận hội được tổ chức tại thủ đô của nước Pháp.
Olympics St. Louis 1904: Lần đầu tiên Olympics rời châu Âu, tới châu Mỹ. Một trong những ngôi sao sáng tại St. Louis (Mỹ) là Archie Hahn (người thứ hai từ phải sang trong bức ảnh được chụp năm 1906). Vận động viên người Mỹ đoạt 3 huy chương vàng trong 3 nội dung chạy cự ly 200m, 100m và 60m.
Olympics London 1908: Thành phố duy nhất đăng cai tổ chứ Olympics vào 3 dịp riêng biệt. Trong ảnh, Queenie Newall – nữ cung thủ người Anh đoạt huy chương vàng trong bộ môn bắn cung ở tuổi 53.
Olympics Stockholm 1912: Các vận động viên Thụy Điển tiến vào Sân vận động Olympics ở thành phố Stockholm vào ngày 6/6/1912, dưới sự chứng kiến của Vua Gustaf V.
Olympics Antwerp 1920: Olympic 1916 dự kiến diễn ra ở Berlin (Đức) đã bị hủy vì cuộc Thế chiến I. Đức, Hungary, Austria, Bulgaria và Đế quốc Ottoman đã bị cấm tham gia Thế vận hội 1920 được tổ chức tại Bỉ.
Olympics Paris 1924: Thế vận hội mùa hè lại quay lại với kinh đô ánh sáng của thế giới. Vận động viên người Mỹ Clarence “Bud” Houser đã giành huy chương vàng ở cả hai nội dung ném đĩa và bi sắt. Ông bảo vệ thành công danh hiệu này tại Amsterdam 4 năm sau đó.
Olympics Amsterdam 1928: Thủ đô Hà Lan đã giành quyền đăng cai Olympics 1928. Trong ánh: Vận động viên người Đức Hildegard Schrader giành chiến thắng tại nội dung 200m bơi ếch dành cho nữ.
Olympics Los Angeles 1932: Olympics lại rời châu Âu để tới nước Mỹ xa xôi.
Olympics Berlin 1936: Thế vận hội này sẽ mãi mãi gắn liên với Adolf Hitler và chế độ tàn bạo của ông ta. Fuher của Đức xem Thế vận hội này như một cơ hội lý tưởng để thể hiện uy quyền của chủng tộc Aryan, nhưng vận động viên người Mỹ Jesse Owens đã giáng một đòn vào những định kiến như vậy qua việc giành 4 huy chương vàng, 3 trong các nội dung chạy nước rút và 1 trong nội dung nhảy xa. Sự kiện rước đuốc lần đầu tiên được tổ chức, với ngọn lửa được mang từ núi Olympus tới Sân vận động Olympic.
Olympics London 1948: Sau 12 năm, xứ sở sương mù lại một lần nữa giành quyền đăng cai Olympics. Trong ảnh là vòng bán kết cuộc thi chạy cự ly 800m dành cho nam, diễn ra tại Sân vận động Wembley.
Olympics Helsinki 1952: Vận động viên Emil Zatopek (phải) của Cộng hòa Czech và Slovakia đã trở thành “người đàn ông sắt” (iron man) đầu tiên tại Thế vận hội được tổ chức tại Phần Lan, khi giành huy chương vàng trong hai nội dung marathon 5.000m và 10.000m.
Olympics Melbourn 1956: Sprinter Betty Cuthbert đã trở thành cô gái vàng của Australia sau khi giành chiến thắng ở cả ba nội dung chạy dành cho nữ: 100m, 200m và 4x400m tiếp sức.
Olympics Rome 1960: Trước khi là “The Greatest”, Muhammad Ali là Cassius Clay – cựu vận động viên quyền anh người Mỹ - người đoạt huy chương vàng hạng vừa tại thủ đô lịch sử của Anh.
Olympics Tokyo 1964: Lần đầu tiên Olympic đến châu Á. Ngọn đuốc trong ảnh là Yoshinori Sakai – sinh ngày 10/10/1945, ngày mà Mỹ đã ném quả bom nguyên tử xuống thành phố này.
Olympics Mexico City 1968: Vận động viên người Mỹ Dick Fosbury đã thay đổi định nghĩa về nhảy cao bằng cách giật huy chương vàng trong nội dung này bằng kỹ thuật “Fosbury Flop” cách mạng của mình. Từ đó, “Frosbury Flop” trở thành kỹ thuật chiếm ưu thế trong nội dung này.
Olympics Munich 1972: Olympic lại quay trở lại nước Đức. Tuy nhiên, Thế vận hội trở nên vô nghĩa khi các thành viên của nhóm khủng bố Palestine mang tên Black September (Tháng Chín đen tối) đột nhập vào Làng Olympics, sát hại hai vận động viên Israel và bắt cóc 9 người. Những người này đã thiệt mạng trong một cuộc giải thoát không thành công do chính quyền Đức tổ chức.
Olympics Montreal 1976: Nadia Comaneci khi đó mới 14 tuổi, nhưng vận động viên thể dục dụng cụ người Romania này đã dành điểm “10 hoàn hảo” trong bài thi của mình, để sau đó đoạt huy chương vàng trong nội dung thi này tại Canada.
Olympics Moscow 1980.
Olympics Los Angeles 1984: Lần thứ hai Olympic được tổ chức tại Los Angeles. Vận động viên điền kinh người Mỹ Carl Lewis đã đi vào lịch sử Olympics sau khi giành 4 huy chương vàng ở các nội dung chạy nước rút và nhảy ra, để san bằng thành tích của người đồng hương Jesse Owens lập được tại Berlin 48 năm trước.
Olympics Seoul 1988: Lần thứ hai Olympic tới một nước châu Á – Hàn Quốc. Ben Johnson đã phá vỡ kỷ lục thế giới sau khi giành huy chương vàng ở nội dung 100m dành cho nam, nhưng vận động viên điền kinh người Canada này đã rời Olympic trong trình trạng hỗn loạn sau khi bị phát hiện dương tính với chất cấm.
Olympics Barcelona 1992: Derek Redmond khóc òa tại vòng bán kết nội dung chạy 400m dành cho nam ở Tây Ban Nha. Anh từng là vận động viên sáng giá cho tấm huy chương vàng, nhưng đã gặp phải chấn thương ở giữa chặng đua của mình.
Olympics Atlanta 1996: Hai người thiệt mạng, hơn 100 người khác bị thương trong vụ đánh bom khủng bố, vào đúng thời điểm Mỹ tổ chức Olympics mùa đông đầu tiên. Eric Rudolph bị kết tội khi đặt một quả bom nặng 40 pound (gần 15kg) chứa toàn đinh và ốc vít tại Công viên Centennial Olympic. Alice Hawthorn, 44 tuổi, người Albany, Georgia đã thiệt mạng vì vụ nổ, trong khi nhà quay phim người Thổ Nhì Kỳ Melih Uzunyol thì mất mạng sau một cơn đau tim khi vội vã quay lại cảnh hiện trường.
Olympics Sydney 2000: Cathy Freeman đã làm vui lòng những cổ đông viên Australia khi giành chiến thắng ở nội dung chạy 400m dành cho nữ, trở thành vận động viên đầu tiên được thắp sáng ngọn đuốc Olympic.
Olympics Athen 2004: Sự xuống cấp của sân vận động bóng chày dành cho Olympics Athens 2004 phản ánh các vấn đề mà một số nước đã gặp phải khi cố gắng tạo ra một di sản Thế vận hội mới. Bức ảnh được chụp năm 2014.
Olympics Bắc Kinh 2008: Olympics đầu tiên của Trung Quốc là tất cả về Usain Bolt. Vận động viên điền kinh người Jamaica đã chinh phục người hâm mộ cả thế giới khi giành huy chương vàng ở cả 3 nội dung chạy: 100m, 200m và 4x100m tiếp sức. 4 năm sau tại London, Bolt hoàn thành “Double Triple” khi một lần nữa lại đạt 3 huy chương vàng ở 3 nội dung trên.
Olympics London 2012: Lễ khai mạc cùng màn trình diễn âm thanh đã quyến rũ hoàn toàn công chúng Anh. Đạo diễn Danny Boyle dàn dựng các màn diễn ngoạn mục, với Nữ hoàng nhảy dù, với James Bond và David Beckham du thuyền trên sông Thames.
Khổng Hà (theo BBC, CNN)
.
.
.