Ấn Độ thử nghiệm tên lửa tầm trung “chuyên trị” tàu ngầm

Thứ Bảy, 05/03/2016, 19:41
Ấn Độ sẽ bắn thử nghiệm tên lửa bí mật dài nhất (dùng tấn công tàu ngầm đối phương dưới lòng đại dương) bí danh K-4 có tầm bắn 3.500km.

Vụ bắn thử được lên kế hoạch thực hiện từ một tàu ngầm hiện đồn trú ở Vịnh Bengal từ ngày 7 đến 8-3. Nguồn tin Quốc phòng Ấn Độ cho biết vào ngày 3-3 mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất.

Tên lửa K-4 sẽ được trang bị cho tàu chiến Arihant từ năm 2017.

Trong khi đó hệ thống theo dõi tách ra từ Hệ thống Kiểm tra Hỏa tiễn tích hợp (ITR) và 2 tàu Hải quân cùng một số thiết bị đầu cuối ghi lại kết quả vụ bắn tên lửa đã được chuyển đến khu vực thực hiện nhiệm vụ.

Vụ thử này sẽ được tiến hành từ một cầu phao mô phỏng một tàu ngầm. Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cơ quan phát triển tên lửa đã giữ bí mật kế hoạch cho đến vụ thử đầu tiên diễn ra vào tháng 3-2014.

Mô hình tên lửa K-4.

Trong khi vụ thử đầu tiên, tên lửa đạt tầm bắn 3.000km, lần này các nhà khoa học tin rằng nó sẽ đạt tầm bắn 3.500km.

Tên lửa được cho là tốt nhất thế giới sẽ phải trải qua hơn 2 lần thử nghiệm nhằm đánh giá chi tiết sự phát triển trước khi được phóng từ tàu ngầm Arihant vào năm tới.

Một nhà khoa học Quốc phòng Ấn Độ cho biết, tên lửa có tính cơ động cao và bay với tốc độ siêu thanh.

Tính năng đặc biệt đó giúp nó khó bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo phát hiện và đánh chặn. Tên lửa có độ chính xác cao, lỗi xảy ra gần như bằng 0.

Tên lửa đạn đạo tầm trung chống tàu ngầm (SLBM) dự kiến được phóng dài 12m, cao 1,3, trọng lượng khoảng 17 tấn và có thể mang một đầu đạn hạt nhân nặng 2 tấn và được đẩy bằng nhiên liệu rắn.

Ấn Độ đến nay đã thực hiện kế hoạch phát triển 3 dòng tên lửa K chiến lược. Trong khi K-15 (tên gọi cũ B-05) có tầm bắn 700km, K-4 (3.500km) đã được phát triển, K-5 sẽ có khả năng đánh phá mục tiêu cách nó hơn 5.000km. Toàn bộ dòng hỏa tiễn K của Ấn Độ đều nhẹ, bay rất nhanh và được phát triển rất bí mật.

Ngọc Bích
.
.
.