Xúc động cảnh cha đội con gái trên đầu băng qua nước lũ đến bệnh viện

Chủ Nhật, 09/10/2016, 11:32

Một người cha đã phải liều mình đội con gái của anh trên đầu và lội giữa dòng nước lũ sâu, chảy xiết trong 2 giờ để đến bệnh viện gần nhất ở Ấn Độ.

Pangi Satibabu, 30 tuổi, một nông dân sống ở làng Kudumusare, bang Andhra Pradesh đã phải đội con gái 6 tháng tuổi trên đầu đi bộ giữa dòng nước lũ gần 5 km trong 2 giờ đến một trung tâm y tế gần nhất để chữa bệnh.

Anh rất lo lắng khi con gái bị sốt cao, nhưng tất mọi tuyến đường nối từ làng đến những làng, xã khác và gần các bệnh viện, cơ sở y tế đều ngập chìm trong nước lũ.

Anh Pangi Satibabu đang lội dưới dòng nước lũ đưa con gái đến bệnh viện
(Ảnh: Srinivas Ganjivarupu)

Tuy nhiên, vào ngày 8-10 khi thân nhiệt của bé vẫn chưa hạ, anh đã quyết định lội bộ qua nước lũ để đưa con gái đến cơ sở y tế địa phương, bất chấp gia đình cảnh báo nguy hiểm.

Bé gái cuối cùng được đến Trạm Y tế Chinatapalli, ở đây bé gái được chẩn đoán và điều trị sốt virus.

Ông bố Ấn Độ đã  đi  bộ 2 giờ vượt gần 5 km đường ngập trong nước lũ để đưa con gái 6 tháng tuổi đến cơ sơ y tế địa phương điều trị sốt virus

Bác sĩ Yerramsetty Venkatswararo cho biết: “Cháu  hiện vẫn đang nằm viện điều trị, tuy nhiên, nguy hiểm đã qua."

“Chúng ta kiểm tra sốt rét và sốt xuất huyết, tuy nhiên, các kết quả xét nghiệm cuối cùng kết luận cháu bị sốt virus và đã được điều trị thích hợp. Chúng tôi sẽ điều trị miễn phí cho đến khi bé xuất viện”, bác sĩ chia sẻ với truyền thông Ấn Độ.

Mưa nặng hạt và lũ lụt trong những ngày qua trên toàn bang Andhra Pradesh đã ảnh hướng đến cuộc sống của hàng triệu người dân.

Một bác sĩ đang giúp đỡ cha con anh Satibabu

Anh Srinivas Ganjivarupu, 37 tuổi, một nhà hoạt động xã hội ở địa phương cho biết: “người dân ở đây vẫn đang rất khó tiếp cận giáo dục và chăm sóc y tế. Gần 40% tuyến đường giao thông, đặc biệt ở những làng xã có đông người dân tộc thiểu số, không có hạ tầng được kết nối thích hợp với nhau. Mữa đã 20 ngày và nước lũ tràn ngập nhiều nơi trong khu vực”.

“Người dân luôn bị ảnh hưởng nặng nề vào mùa mưa. Họ không có lựa chọn nào hơn là ở trong nhà và chờ đợi mưa tạnh và hoặc cố gắng sống bằng mọi cách có thể”,  nhà hoạt động xã hội cho biết thêm.

Toại Khanh
.
.
.