Sự thật gây sốc: Mỹ đặt nền tảng cho chương trình hạt nhân của Iran

Thứ Sáu, 11/05/2018, 17:30

Nhiều thập niên cho đến nay, Mỹ kiên trì tìm cách ngăn chặn Iran phát triển hạt vũ khí hạt nhân. Nhưng trớ trêu thay, nguyên nhân Iran có công nghệ để xây dựng những loại vũ khí này ngay từ đầu là nhờ Washington giao nó cho Tehran từ năm 1957-1979, trang thông tin điện tử History (Lịch sử) của Mỹ tiết lộ trong một bài viết hôm 10-5. 

Sự hỗ trợ hạt nhân này là một phần chiến lược Chiến tranh lạnh được biết đến với tên gọi “Nguyên tử vì Hòa bình”.Cái tên chiến lược xuất nguồn từ bài phát biểu “Nguyên tử vì Hòa bình” của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ-Dwright Eisenhower đưa ra trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1953. Trong bài phát biểu đó, ông đề xuất thúc đẩy việc sử dụng công nghệ hạt nhân với mục đích phi quân sự có thể ngăn chặn các quốc gia sử dụng nó tạo ra vũ khí hạt nhân, hoặc “Nguyên tử dành cho Chiến tranh”.

Bài phát biểu được đưa ra chỉ 8 năm sau khi phát minh thành công bom nguyên tử vào thời điểm Mỹ ngăn chặn loại vũ khí mới và đáng sợ này phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Lạ lùng thay, Tổng thống Eisenhower xem chiến lược “Nguyên tử vì Hòa bình” của ông là một phần hình thức kiểm soát vũ khí.

Tổng thống Mỹ Eisenhower (phải) nhận tem kỷ niệm vinh danh Chương trình "Nguyên tử vì Hòa bình" của ông. Ảnh: History

“Ông ấy nghĩ chia sẻ công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình sẽ làm sự vô tình của các nước muốn có nguyên tử,” giáo sư khoa học chính trị Matthew Fuhrmann công tác tại Đại học Texas A&M kiêm tác giả cuốn sách Sự hỗ trợ nguyên Nguyên tử: Chương trình Nguyên tử vì Hòa bình gây bất ổn An ninh Hạt nhân như thế nào. Chẳng hạn, các quốc gia có thể sử dụng công nghệ này phát điện thông qua nhà máy điện hạt nhân hoặc sản xuất đồng vị phóng xạ cho mục đích y tế.

 “Thay vào đó, tất nhiên, chỉ là cố gắng và thiết lệnh một lệnh cấm quốc gia có thể hạn chế việc chuyển giao bất kỳ công nghệ hạt nhân cho bất kỳ quốc gia nào không sở hữu nó,” Fuhrmann cho biết. Tuy nhiên, Eisenhower lo ngại một lệnh cấm vận sẽ “làm các quốc gia khác càng muốn có công nghệ này,” có thể làm tăng động cơ của họ để nắm trong tay công nghệ và sử dụng nó cho mục đích nguy hiểm hơn.

Ngoài ra còn có một hướng khác dành cho “Nguyên tử vì Hòa bình”: Công nghệ Hạt nhân là một cái gì đó có giá trị và mới mẻ, đem lại một vị thế chắc chắn cho quốc gia sở hữu nó. Mỹ xem việc cung cấp công nghệ cho các quốc gia khác như một phương tiện đảm bảo cho sự ảnh hưởng đối với họ và đạt được mục tiêu chính trị. Cuối cùng, Mỹ đã hỗ trợ hạt nhân cho các quốc gia muốn ảnh hưởng, chẳng hạn Israel, Ấn Độ, Pakistan và Iran.

Triển lãm Nguyên tử Vì hòa bình được tổ chức ở Mỹ vào năm 1955. Ảnh: Tạp chí Life

Vào thời điểm đó, Mỹ là đồng minh thân cận với Thống tướng Iran- Mohammad Reza Pahlavi. Thân cận đến nỗi, trên thực tế, khi Iran lật đổ chế độ quân chủ Shah và bầu cử dân chủ để chọn một thủ tướng, CIA thực hiện một cuộc đảo chính đưa Shah trở lại nắm quyền. Một phần lý do Mỹ coi trọng Iran là một đồng minh bởi vì vị trí chiến lược của quốc gia này có đường biên giới với Liên bang Xô viết. Trong giai đoạn đầu Chiến tranh lạnh, Mỹ thiết lập một căn cứ ở Iran để theo dõi hoạt động của Xô viết.

Trong bối cảnh này, sự hợp tác hạt nhân của Mỹ với Iran là một phần phương cách củng cố quan hệ giữa hai nước, giáo sư Fuhrmann cho biết. Sự hợp tác này kéo dài đến năm Iran, khi Cách mạng Hồi giáo Iran lật đổ chế độ Shah và Mỹ đánh mất đồng minh

Toàn bộ công nghệ hạt nhân Mỹ cung cấp cho Iran trong những năm trước đó có mục đích phát triển hạt nhân vì hòa bình. Nhưng chiến lược “Nguyên tử vì Hòa bình” kết thúc với một số hậu quả không mong muốn.

 “Rất nhiều cơ sở hạ tầng cũng có thể được sử dụng  sản xuất plutonium hoặc uranium được làm giàu cao đạt đến cấp độ vũ khí, đó là hai loạt nguyên liệu quan trọng cần có để chế tạo bom hạt nhân,” ông Fuhrmann tiếp tục tiết lộ. Thực tế, Mỹ đã đặt nền tảng cho chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.

Các công nhân đang làm việc tại cơ sở hạt nhân Isfahan của Iran vào năm 2005. Ảnh: Getty Image

Iran lần đầu tiên quan tâm đến việc chế tạo vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Iran-Iran vào những năm 1980. Quốc gia này cố gắng bất thành trong việc phát triển vũ khí hạt nhân vào cuối những năm 1990 và 2000. Tuy nhiên, sự phát triển hạt nhân của Iran vẫn là một mối quan ngại cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt là bây giờ Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran,  còn được biết đến là Kế hoạch Hành động Hiểu biết chung (JCPOA).

Trong những tuần trước khi dẫn đến quyết định của ông Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cố gắng thuyết phục Tổng thống Mỹ rút khỏi thỏa thuận bằng lập luận rằng Iran vẫn đang theo đuổi vũ khí hạt nhân. Các chuyên gia chính sách và lãnh đạo thế giới khác nhau đã phản đối tuyên bố này, và Fuhrmann cho biết ông không thấy bằng chứng “Iran vi phạm thỏa thuận hoặc Iran làm mọi thứ kể từ năm 2003 để chế tạo bom hạt nhân”.

Tuy nhiên, bây giờ Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Fuhrmann lo lắng “Iran sẽ có động cơ để làm những điều đó, trong khi theo thỏa thuận,  động cơ bị giảm đáng kể”. 

Phạm Trúc
.
.
.