Giật mình và xót xa trước báo cáo nhân Ngày trẻ em gái quốc tế

Thứ Ba, 11/10/2016, 16:25

Một  bé gái chưa tròn 15 tuổi đã bị ép kết hôn đến 7 lần, trong khi có những bé gái 10 tuổi phải lấy chồng rất già ở những quốc gia gồm Afghanistan, Yemen, Ấn Độ và Somalia., theo một báo cáo của Tổ chức Bảo vệ Trẻ em Quốc tế công bố vào ngày 11-10, tức Ngày trẻ em gái quốc tế.

Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ước tính số lượng phụ nữ bị ép kết hôn ở lứa tuổi thiếu nhi sẽ tăng từ 700 triệu trẻ em gái hiện nay lên đến 950 triệu trẻ em gái năm 2030.

Kết hôn sớm không chỉ tước đi quyền được giáo dục và cơ hội thay đổi cuộc đời mà còn tăng nguy cơ tử vong hoặc thương tật sau khi sinh nếu các bé gái mang thai trước khi cơ thể được phát triển đầy đủ.

Theo UNICEF đến năm 2030 có khoảng 950 triệu trẻ gái bị ép kết hôn

 “Tảo hôn khởi đầu bằng cái vòng luẩn quẩn tạo ra chu kỳ bất lợi từ chối trẻ em gái có quyền cơ bản nhất về học tập và phát triển”, Chủ tịch Điều hành Tổ chức Bảo vệ trẻ em Quốc tế, Helle Thorning-Schmidt cho biết.

 “Trẻ em gái kết hôn quá sớm sẽ không thể đến trường, và phải đối mặt với bạo lực gia đình, lạm dụng sức lạm động và cưỡng hiếp. Các cháu thường xảy thai và dễ bị phơi nhiễm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm HIV”, bà phân tích.

Báo cáo xếp hạng các quốc gia từ tốt nhất đến xấu nhất dựa trên số liệu thống kê về tảo hôn, giáo dục và tử vong sau khi sinh v.v

Các nhà nghiên cứu cho biết xung đột vũ trang, nghèo đói và khủng hoảng nhân đạo là nguyên nhân chính khiến trẻ em gái bị ép kết hôn dưới tuổi vị thành niên.

Tổ chức nhân đạo toàn cầu đưa ra ví dụ về Sahar (giấu danh tính thật), một bé gái 14 tuổi, người Syria đang sống tỵ nạn ở Lebanon, kết hôn với một thanh niên 20 tuổi, khi bé mới 13 tuổi. Hiện Sahar đang mang thai ở tháng thứ 2.

 “Ngày cưới, cháu tưởng rằng đó sẽ làm một ngày trọng đại, nhưng mà không. Tất cả chỉ là đau khổ. Tất cả đều thấm đẫm nỗi buồn”, Sahar vừa khóc vừa nói.

 “Cháu cảm thấy thật sự may mắn khi đang mang thai. Nhưng  cháu là một đứa trẻ sẽ phải nuôi một đứa trẻ”, cô bé buồn bã nói với Tổ chức Bảo vệ trẻ em Quốc tế.

Các quốc gia phương Tây cũng được nêu trong báo cáo, Mỹ và Anh có tỷ lệ cao về trẻ em gái chưa đủ tuổi vị thành niên mang thai, và Đức bị phê bình là quốc gia có đám cưới trẻ em được tổ chức tương đối phổ biến.

Tổ chức Bảo vệ Trẻ em Quốc tế được Liên hợp quốc thành lập vào năm 2011 để bảo vệ quyền trẻ em trên toàn thế giới, tương tự như Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc.

Toại khanh
.
.
.