Điều chưa biết về cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc

Thứ Ba, 23/10/2018, 14:40
Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới nối liền Hong Kong, Chu Hải và Macau của Trung Quốc đã chính thức khánh thành vào ngày 23-10 sau gần 10 năm thi công, với kỳ vọng mở ra những cơ hội mới trong lĩnh vực thương mại và vận tải của nước này.

Ngày 23-10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự lễ khánh thành cây cầu vượt biển dài nhất thế giới nối liền Hong Kong với đại lục, diễn ra thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Getty

  Theo SCMP, cây cầu dự kiến sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa Chu Hải và cảng Kwai Chung, Hong Kong từ hơn 3 tiếng đồng hồ xuống còn 75 phút, mở đường cho kế hoạch tăng gấp đôi khối lượng vẩn chuyển hàng hóa giữa Hong Kong với đại lục. Ảnh: The Guardian

 Với chiều dài 55km, cây cầy nối liền Hong Kong, Chu Hải và Macau của Trung Quốc được công nhận là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, với tổng mức đầu tư là khoảng 20 tỷ USD, theo CNN. Ảnh: BBC

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự và tuyên bố khánh thành cây cầu vượt biển dài nhất thế giới. Ảnh: CNN

 Sau lễ khánh thành, cây cầu sẽ mở cửa cho phương tiện lưu thông vào ngày 24-10 tới. Đây một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm tạo ra một khu vực trung tâm kinh tế rộng lớn, giúp thể thúc đẩy kinh tế và giảm thời gian đi lại giữa hai bên. Ảnh: Reuters

 CNN cho biết thêm, dự án này nằm trong kế hoạch phát triển khu vực Greater Bay Area rộng 56.500 km2 tại 11 thành phố, trong đó có Hong Kong và Macau với 68 triệu người dân sinh sống. Đây là dự án hạ tầng lớn thứ hai gắn Hong Kong với Đại lục, sau khi một tuyến đường sắt cao tốc được khai trương hồi tháng trước. Ảnh: The Guardian

 Được xây dựng để có thể chống chịu những trận động đất mạnh tới 8 độ richter, siêu bão hay cả việc bị các tàu chở hàng cỡ lớn va chạm, cây cầu được thiết kế với 400.000 tấn thép, gấp 4.5 lần số lượng thép của công trình Cầu Cổng Vàng tại San Francisco, Mỹ và đủ để xây tới 60 tháp Eiffel. Ảnh: Youtube

 Cây cầu này cũng bao gồm một đường hầm dưới nước dài 6,7 km nối liền hai hòn đảo nhân tạo nhằm hạn chế gián đoạn lưu thông trên biển. Ảnh: SCMP

Hình ảnh mô phỏng thiết kế của cây cầu. Ảnh: BBC

 Các phóng viên theo dõi sự kiện khánh thành cây cầu. Nhà chức trách cho biết, để đảm bảo an toàn cho ngày diễn ra lễ khánh thành, hơn 500 nhân viên cảnh sát cùng 20 tàu tuần tra đã được huy động phục vụ sự kiện, SCMP đưa tin. Ảnh: Reuters

Được khởi công xây dựng từ năm 2009, việc xây dựng cây cầu đã vấp phải nhiều chỉ trích. Theo BBC, đã có ít nhất 9 công nhân tử vong và hơn 200 người khác bị thương trong quá trình xây dựng cây cầu kéo dài gần một thập kỷ này, đặt ra câu hỏi về an toàn lao động trong quá trình thực thi công trình. Nhiều loài sinh vật biển quý giá như cá heo trắng cũng hiếm thấy xuất hiện kể từ sau khi cây cầu được xây dựng, dấy lên mối lo ngại về việc bảo vệ tài nguyên sinh vật biển. Ảnh: SCMP
"Tôi không nghĩ mọi người sẽ thích thú với điều này. Công trình kéo dài quá lâu và quá đắt đỏ, trong khi hiện tại phương tiện vận tải vẫn có thể di chuyển đến khu vực này mà", ông Mee Kam Ng, một giáo sư chuyên ngành Địa lý thuộc trường Đại học Trung Quốc tại Hong Kong cho biết. Ảnh: SCMP
Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới tỏa sáng lung linh trong ánh đèn đêm. Dự án cũng kỳ vọng sẽ thúc đẩy du lịch song song với các hoạt động thương mại và vận tải giữa Hong Kong và đại lục. Ảnh: NDTV

Hình ảnh cây cầu vượt biển dài nhất thế giới do Xinhua đăng tải. Nguồn: Xinhua
Lam Ninh (Ảnh: T.H)
.
.
.