UNODC chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm xây dựng luật

Thứ Sáu, 23/04/2021, 18:39
Ngày 23/4, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) phối hợp cùng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức hội thảo: “Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng luật tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài” với sự tham gia của khoảng 60 đại biểu là lãnh đạo, chuyên gia về tư pháp hình sự trong nước và quốc tế.


Tại hội thảo, các đại biểu tham gia và nghe báo cáo tham luận về thực trạng tại Việt Nam với một số tồn tại và hạn chế trong khi hoạt động, quy định của pháp luật, cơ sở chính trị pháp lý và xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. 

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của từ các chuyên gia trong nước và quốc tế... cụ thể là Bộ Tổng chưởng lý Australia, đại diện Bộ Tư pháp CH Czech, Văn phòng Tổng chưởng lý Singapore, Văn phòng Tổng chướng lý  Thái Lan.

Ông Jinsuk Park, Cố vấn cao cấp về Truy tố và Tư pháp, UNODC khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tương trợ tư pháp, đặc biệt trong bối cảnh khi khả năng kết nối ngày càng gia tăng và tính ẩn danh trực tuyến cũng đang tạo ra môi trường thuận lợi cho nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm mạng phát triển.

Hội thảo diễn ra ngày 23/4

Ông Park cho biết. “UNODC đã xây dựng các công cụ để tạo thuận lợi cho công tác hợp tác quốc tế và giải quyết những thách thức liên quan đến  tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia  như Điều ước quốc tế mẫu của UNODC về Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật mẫu về tương trợ tư pháp về hình sự; và Công cụ Soạn thảo Yêu cầu Tương trợ Tư pháp  (Công cụ Tương trợ tư pháp)”.

Luật tương trợ tư pháp năm 2007 của Việt Nam được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2008. Từ đó đến nay, viện Kiệm sát nhân dân tối cao đã tiếp nhận, giải quyết 827 yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng trong nước gửi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đề nghị thực hiện (yêu cầu tương trợ tư pháp đi) và 723 yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đề nghị Việt Nam thực hiện (yêu cầu tương trợ tư pháp đến).

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích gực, góp phần giải quyết tốt các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, qua đó nâng cao hiệu quả hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai phối hợp giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và các nước, cũng như đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật trong nước và quốc tế.


B.S
.
.
.