Thủ tướng: Bộ Công thương phải biến thời cơ thành vận hội

Thứ Năm, 17/01/2019, 16:06
Ngày 17-1 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chỉ đạo hội nghị.


Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, năm 2018 là năm được mùa cả ngành công và nông nghiệp. Đây là năm chưa bao giờ XK đạt tới 245 tỷ USD trong bối cảnh XK thế giới suy giảm với trên 30 mặt hàng XK đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. 

Theo ông Cường, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất của nền kinh tế, xuất siêu cả năm lên tới 7,2 tỷ USD là con số rất lớn với kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo năm 2019 sẽ là năm rất khó khăn sau năm được mùa của cả Công và Thương. “Chỉ tiêu hiện đã đạt cao rồi, giờ đạt cao hơn là rất khó trong bối cảnh thương mại thế giới rất bất ổn. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa trở lại bình thường, Brexit còn đang chưa ngã ngũ... là những yếu tố khó khăn nhìn thấy trước mắt với hoạt động của cả công nghiệp, nông nghiệp năm nay”, ông Cường nói.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại 9 nhiệm vụ mà Thủ tướng đã từng giao cho Bộ Công Thương triển khai thực hiện khi cách đây đúng 1 năm tại cuộc làm việc với Bộ Công Thương.

Thủ tướng cho rằng, XK vẫn là điểm sáng trong năm qua khi lần đầu tiên kim ngạch nông sản trên 40 tỷ USD, xuất khẩu vượt trên 242 tỷ USD, nhiều mặt hàng có kim ngạch vượt 1 tỷ USD và đi được vào các thị trường đòi hỏi chất lượng rất cao như Mỹ, Nhật Bản, EU. 

Thủ tướng cho rằng, XK vẫn là điểm sáng trong năm qua khi lần đầu tiên kim ngạch nông sản trên 40 tỷ USD, xuất khẩu vượt trên 242 tỷ USD, nhiều mặt hàng có kim ngạch vượt 1 tỷ USD và đi được vào các thị trường đòi hỏi chất lượng rất cao như Mỹ, Nhật Bản, EU. 

Đến nay những yêu cầu đặt ra với nhiều mặt hàng XK đã thành hiện thực trong đó có câu hỏi đã từng được đặt ra về việc Việt Nam phải là trung tâm sản xuất đồ gỗ và nội thất của thế giới. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng đánh giá cao hội nghị công nghiệp phụ trợ mà Bộ Công Thương tổ chức mới đây trong bối cảnh các doanh nghiệp (DN) FDI đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các lĩnh vực. Qua đó, cho thấy những vấn đề về kết nối, phát triển của các DN trong nước. 

Đặc biệt, năm 2018 nhiều DN trong nước đã vươn lên mạnh mẽ với nhiều cơ sở mới được thành lập. Việt Nam sản xuất được ô tô và triển lãm ở Paris đã làm nhiều người ngạc nhiên, đây là điều đáng tự hào. Dẫn các câu chuyện về phát triển sản phẩm của nhiều DN trong nước như Trường Hải, Vingroup, Vinamilk…, cho thấy chúng ta đã tạo được niềm tin và thúc đẩy sự hứng khởi tới DN trong sản xuất. 

Bên cạnh đánh giá cao những việc ngành công thương đã làm được trong năm qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ rõ 8 bất cập, tồn tại của ngành công thương. Cùng đó, Bộ Công Thương phải tiếp tục thực hiện 9 nhiệm vụ đặt ra với ngành trong tình hình mới. 

Nhấn rất mạnh đến vai trò phát triển thị trường, thúc đẩy xúc tiến thương mại, Thủ tướng Chính phủ cũng nhắc Bộ Công Thương không được chủ quan, thỏa mãn trong công việc điều hành và phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đặt ra để cả nước lên được chuyến tàu CMCN 4.0. “Chuyến tàu này đang là thời cơ và vận hội của Việt Nam. Chúng ta có biến thời cơ thành vận hội hay không? Đây là câu hỏi cho các nhà đầu tư, cho ngành quản lý, cho các bộ trưởng, đặt biệt là Bộ trưởng Bộ Công thương”, Thủ tướng nhấn mạnh và đặt vấn đề về việc Việt Nam phải là công xưởng của thế giới, là địa bàn dịch chuyển đầu tư.

Về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương trong vòng 3 ngày đã có 1 chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ. Tuy nhiên, Thủ tướng không đồng tình với mục tiêu Bộ đề ra là nhập siêu dưới 2% (3 tỷ USD) so với kim ngạch nhập khẩu, “là mức nhập siêu không thể chấp nhận, vì năm 2018 chúng ta đã xuất siêu đến mức độ như vậy mà năm nay quay lại nhập siêu”. 

Đổi mới công tác triển khai, lập, thẩm định, trình duyệt và công bố quy hoạch trong ngành công thương, để không vì quy hoạch mà xảy ra tình trạng xin-cho, chậm trễ. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành công thương một cách thực chất, chặt chẽ, hiệu quả. 

Lưu Hiệp
.
.
.