Thủ tướng: Cần thúc đẩy cuộc cách mạng về đường sắt ở Việt Nam

Thứ Tư, 28/10/2020, 20:35
Chiều 28/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo báo cáo trình Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 27-KL/TW về Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Báo cáo Thủ tướng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, sau 10 năm thực hiện kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển GTVT đường sắt, nhìn chung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch đã đươc lập và điều chỉnh kịp thời, định hướng quan trọng cho công tác chuẩn bị, quản lý đầu tư, dành quỹ đất và bố tró nguồn lực cho phát triển đường sắt, tạo môi trường thuận lợi, trong việc quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt. 

Tuy nhiên kết quả thực hiện chiến lược còn những hạn chế: Một số văn bản pháp luật còn bất cập, thiếu đồng bộ; việc lập quy hoạch chưa phù hợp với nguồn lực và điều kiện kính tế xã hội của từng giai đoạn; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá… còn thiếu; chất lượng kết cấu hạ tầng chưa được cải thiện rõ rệt; thị phần đường sắt có chiều hướng giảm sút. Số liệu thống kê của 3 năm gần nhất 2017, 2018 và 2019 cho tháy thị phận vận tải hành khách lần lượt là 2,00%; 1,71% và 1,29%; thị phần vận tải hàng hoá lần lưuowtj là 1,33%; 1,30% và 1,04%. 

Cùng đó, vận tải liên vận quốc tế  chưa ổn định và tương xứng với tiềm năng; còn xảy ra một số vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng. Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư. Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, duy tu bảo dưỡng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. Vai trò quản lý nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại cuộc họp ngày 28/10

Để đường sắt phát triển từ nay đến năm 2030, Bộ GTVT đưa ra định hướng phát triển tiếp tục nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có  trong đó ưu tiên tuyến Bắc - Nam; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt độ thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… nghiên cứu, triển khai xây dựng mới các tuyến nối với các cảng biển, khu công nghiệp, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam. Nhằm đạt các mục tiêu trên, Bộ GTVT kính đề nghị Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết riêng về định hướng phát triẻn đường sắt.

Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan chủ động xây dựng các giải pháp đồng bộ về chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực… để hỗ trợ quá trình phát triển. Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư sớm tổ chức thẩm định Báo cáo  nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam làm cơ sở để Bộ GTVT hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền về chủ trương đầu tư dự án.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam là rất cần thiết, do hệ thống đường sắt Việt Nam đã lạc hậu, phải được cải tạo, xây dựng mới để phát triển đất nước. Lưu ý một số nội dung trong báo cáo, Thủ tướng đặt vấn đề, “chọn công nghệ nào trong phát triển đường sắt Việt Nam”, cần có tư duy mới. Về suất đầu tư thì cần đưa ra các phương án để so sánh. Về nguồn lực đầu tư, một mặt giảm đầu tư công để bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, mặt khác phải tìm nguồn lực để phát triển các công trình hạ tầng quan trọng của đất nước.

Một số thì đầu tư theo hình thức PPP, một số thì đầu tư ngân sách Nhà nước. Chuẩn bị mặt bằng cho các dự án này một cách chủ động chứ không “nóng đâu phủi đó”. Chuẩn bị một bước về kết nối quốc tế. Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với tinh thần lớn là phải cải cách mạnh mẽ ngành đường sắt. 

Đưa ra phương án khả thi, cụ thể, đặc biệt là đối với đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, coi đây là xương sống của chiến lược, cùng với các nhánh đường sắt liên tỉnh, liên vùng, đô thị. Báo cáo cần đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện tốt nhất để phát triển đường sắt Việt Nam, nhất là làm chủ công nghệ mới, những công trình cụ thể, phương án huy động vốn. 

"Các cơ quan của Bộ GTVT phải thấy nóng ruột chuyện này để làm sao thúc đẩy cuộc cách mạng về đường sắt này tốt hơn ở Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.


Phạm Huyền
.
.
.