Tăng cường sự hợp tác về môi trường toàn cầu

Thứ Hai, 25/06/2018, 08:53
Bước sang ngày làm việc thứ 2 của Kỳ họp lần thứ 6, Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF 6) diễn ra từ ngày 23-6 đến 29-6 tại thành phố Đà Nẵng, ngày 24-6, Ban tổ chức đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện quan trọng.

“Điểm nhấn” cho chuỗi sự kiện trong ngày làm việc thứ 2 của GEF 6 là Phiên họp Hội đồng GEF lần thứ 54 (bắt đầu từ ngày 24-6 đến ngày 26-6-2018).

Phiên họp Hội đồng GEF lần thứ 54 được tổ chức nhằm xem xét chính sách đồng tài trợ được cập nhật; tăng cường sự hợp tác của GEF; quy tắc cho Hệ thống phân bổ tài nguyên minh bạch (STAR) cho GEF chu kỳ 7; kế hoạch và ngân sách trong năm 2019 của GEF; Chương trình làm việc; thỏa thuận thực hiện Chương trình tài trợ nhỏ cho GEF chu kỳ 7; và các thỏa thuận thực hiện Chương trình hỗ trợ quốc gia cho GEF chu kỳ 7.

Bà Naoko Ishii, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành GEF cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì đã chủ trì tổ chức Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 tại Đà Nẵng. Đây là kỳ họp Hội đồng cuối cùng trong chu kỳ thứ 6 của GEF, là cơ hội để hai bên cùng nhìn lại những gì đã đạt được trong suốt bốn năm qua, để chuẩn bị khởi động cho chu kỳ GEF-7, GEF-6 đã giới thiệu các đổi mới liên quan đến phương pháp tiếp cận tích hợp cho các thành phố, chuỗi cung ứng hàng hóa và an ninh lương thực ở châu Phi.

Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu cũng bắt tay vào thực hiện một phương thức mới ở Amazon; thử nghiệm với NGI-window; hỗ trợ các dự án sáng tạo ở nhiều quận và chúng tôi đã thiết lập Sáng kiến xây dựng năng lực cho tính minh bạch. "Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng đối với tương lai của hành tinh và con người.

Ban điều hành phiên họp Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 54.

Chúng ta cần cực kỳ khẩn trương cùng nhau biến đổi các hệ thống kinh tế quan trọng trên thế giới…", bà Naoko Ishii khẳng định. Cũng trong ngày làm việc thứ 2 đã diễn ra các sự kiện bên lề nhằm trao đổi các vấn đề quan trọng toàn cầu như lương thực, môi trường, biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu suy thoái đất; Chiến lược hệ thống lương thực và khái niệm dây chuyền lạnh để tăng cường tính chống chịu với biến đổi khí hậu; Tăng cường năng lực quốc gia để đáp ứng yêu cầu về minh bạch; Cơ sở hạ tầng bền vững - Xây dựng đổi mới và chuyển động toàn cầu để phòng tránh mất đa dạng sinh học và suy thoái hóa rừng từ đầu tư cơ sở hạ tầng; Tư vấn về các hướng dẫn thực hiện chính sách của GEF về sự tham gia của các bên có liên quan...

PV
.
.
.