Hà Nội cần làm sao để “Hà Nội không vội không xong”

Chủ Nhật, 17/06/2018, 14:21
Tại Hội nghị Hợp tác Đầu tư và Phát triển của Hà Nội ngày 17-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết người thủ đô rất hay nói một cách dân dã rằng “Hà Nội không vội được đâu”. Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, để tạo nên những đột phá, trước mắt lãnh đạo thành phố cần làm sao để câu nói này được đổi thành “Hà Nội không vội không xong”.

Hà Nội trao chứng nhận đầu tư hơn 17 tỷ USD

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thông tin, hai năm qua, thực hiện đồng hành cùng doanh nghiệp, Hà Nội đã nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; cải cách hành chính; phát triển Chính phủ điện tử; được cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân Thủ đô ghi nhận, đánh giá cao qua sự tăng hạng liên tục của các chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (năm 2016 tăng 10 bậc, năm 2017 tăng 01 bậc, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố); chỉ số Cải cách hành chính (năm 2016 tăng 6 bậc, năm 2017 tăng 01 bậc, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố).

Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, trước yêu cầu của thời kỳ phát triển mới; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; đón bắt cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, Hà Nội đang đứng trước những thách thức rất lớn cần phải giải quyết, như: áp lực gia tăng dân số và năng suất lao động; quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu; vấn đề bảo vệ môi trường; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Các đại biểu tham dự Hội nghị Đầu tư và phát triển Hà Nội sáng 17-6

Thành phố vẫn kiên định quan điểm: chìa khóa cho sự thành công chính là cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. “Các doanh nghiệp đầu tư vào Hà Nội là khai thác một thị trường trên 20 triệu dân của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô với sức mua tương đối lớn và ngày càng tăng. Hà Nội cam kết thực hiện tốt việc kết nối giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước; kết nối nhà đầu tư với chính quyền các tỉnh, thành phố trong Vùng; cùng đồng hành, hợp tác, tạo cơ hội tốt nhất để doanh nghiệp đầu tư, phát triển,” Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ.

Thông tin về kết quả thu hút đầu tư và phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô Hà Nội năm 2016 đến tháng 6-2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kinh tế - xã hội Thủ đô trong những năm qua và 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục phát triển toàn diện và đạt những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực: kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, giáo dục, y tế, văn hóa, cải cách hành chính...

Cũng theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, tại hội nghị này, TP Hà Nội sẽ trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 397.335 tỷ đồng (tương đương với hơn 17 tỷ USD). Trong đó, 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 130.061 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ 428 triệu USD), 60 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 267.274 tỷ đồng. Đồng thời, TP Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong Vùng, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ trao 24 Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực với tổng mức đầu tư dự kiến trong thời gian tới khoảng gần 70.000 tỷ đồng.

Hiệu quả điều hành bộ máy hành chính còn thấp

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết người thủ đô rất hay nói một cách dân dã rằng “Hà Nội không vội được đâu” để phản ánh về những thủ tục hành chính, sự đổi mới trong quản lý... Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, để tạo nên những đột phá, trước mắt lãnh đạo thành phố cần làm sao để câu nói này được đổi thành “Hà Nội không vội không xong”. Ý kiến của Thủ tướng nhận được tràng pháo tay đồng tình của toàn hội trường, nơi có lãnh đạo các Bộ, ngành và hơn 1.500 đại biểu tham dự, trong đó có hàng trăm nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và nước ngoài đang có đề xuất, mong muốn đầu tư dự án trên địa bàn thành phố.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị

Thủ tướng cũng lưu ý Hà Nội còn nhiều vấn đề về quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, ùn tắc giao thông, quá tải hạ tầng, ô nhiễm môi trường...; nhiều dự án trọng điểm triển khai chậm, đội vốn lớn, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, tỷ lệ xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp còn chậm, mới đạt khoảng 56%, tỷ lệ cấp nước sạch mới đạt 50%... Ngoài ra, Hà Nội cũng gặp thách thức về chuyển đổi hiệu quả mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, đào tạo lao động, ứng dụng công nghệ mới, thu hút, trọng dụng nhân tài...

Đặc biệt, theo lãnh đạo Chính phủ, công tác quản lý, điều hành của bộ máy hành chính ở một số nơi còn hiệu quả thấp. Cụ thể, Thủ tướng cho biết, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Hà Nội ở mức thấp và nhiều chỉ số phụ liên tục tụt hạng. Ví dụ, chỉ số công khai minh bạch năm 2017 đứng thứ 53 trên 63 tỉnh, thành, bị tụt hạng so với vị trí số 41 của năm 2015. Bên cạnh đó, chỉ số Trách nhiệm giải trình với người dân năm 2017 cũng ở vị trí 52, tụt mạnh so với vị trí 31 của năm 2015. Chỉ số thủ tục hành chính công năm 2017 cũng ở vị trí số 49, trong khi năm 2016 xếp thứ 32... 

Hà Nội trao chứng nhận đầu tư hơn 17 tỷ USD

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thông tin, hai năm qua, thực hiện đồng hành cùng doanh nghiệp, Hà Nội đã nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; cải cách hành chính; phát triển Chính phủ điện tử; được cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân Thủ đô ghi nhận, đánh giá cao qua sự tăng hạng liên tục của các chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (năm 2016 tăng 10 bậc, năm 2017 tăng 01 bậc, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố); chỉ số Cải cách hành chính (năm 2016 tăng 6 bậc, năm 2017 tăng 01 bậc, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố).

Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, trước yêu cầu của thời kỳ phát triển mới; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; đón bắt cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, Hà Nội đang đứng trước những thách thức rất lớn cần phải giải quyết, như: áp lực gia tăng dân số và năng suất lao động; quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu; vấn đề bảo vệ môi trường; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Thành phố vẫn kiên định quan điểm: chìa khóa cho sự thành công chính là cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. “Các doanh nghiệp đầu tư vào Hà Nội là khai thác một thị trường trên 20 triệu dân của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô với sức mua tương đối lớn và ngày càng tăng. Hà Nội cam kết thực hiện tốt việc kết nối giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước; kết nối nhà đầu tư với chính quyền các tỉnh, thành phố trong Vùng; cùng đồng hành, hợp tác, tạo cơ hội tốt nhất để doanh nghiệp đầu tư, phát triển,” Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ.

Thông tin về kết quả thu hút đầu tư và phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô Hà Nội năm 2016 đến tháng 6-2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kinh tế - xã hội Thủ đô trong những năm qua và 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục phát triển toàn diện và đạt những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực: kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, giáo dục, y tế, văn hóa, cải cách hành chính...

Cũng theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, tại hội nghị này, TP Hà Nội sẽ trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 397.335 tỷ đồng (tương đương với hơn 17 tỷ USD). Trong đó, 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 130.061 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ 428 triệu USD), 60 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 267.274 tỷ đồng. Đồng thời, TP Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong Vùng, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ trao 24 Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực với tổng mức đầu tư dự kiến trong thời gian tới khoảng gần 70.000 tỷ đồng.

Hiệu quả điều hành bộ máy hành chính còn thấp

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết người thủ đô rất hay nói một cách dân dã rằng “Hà Nội không vội được đâu” để phản ánh về những thủ tục hành chính, sự đổi mới trong quản lý... Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, để tạo nên những đột phá, trước mắt lãnh đạo thành phố cần làm sao để câu nói này được đổi thành “Hà Nội không vội không xong”. Ý kiến của Thủ tướng nhận được tràng pháo tay đồng tình của toàn hội trường, nơi có lãnh đạo các Bộ, ngành và hơn 1.500 đại biểu tham dự, trong đó có hàng trăm nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và nước ngoài đang có đề xuất, mong muốn đầu tư dự án trên địa bàn thành phố.

Thủ tướng cũng lưu ý Hà Nội còn nhiều vấn đề về quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, ùn tắc giao thông, quá tải hạ tầng, ô nhiễm môi trường...; nhiều dự án trọng điểm triển khai chậm, đội vốn lớn, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, tỷ lệ xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp còn chậm, mới đạt khoảng 56%, tỷ lệ cấp nước sạch mới đạt 50%... Ngoài ra, Hà Nội cũng gặp thách thức về chuyển đổi hiệu quả mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, đào tạo lao động, ứng dụng công nghệ mới, thu hút, trọng dụng nhân tài...

Đặc biệt, theo lãnh đạo Chính phủ, công tác quản lý, điều hành của bộ máy hành chính ở một số nơi còn hiệu quả thấp. Cụ thể, Thủ tướng cho biết, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Hà Nội ở mức thấp và nhiều chỉ số phụ liên tục tụt hạng. Ví dụ, chỉ số công khai minh bạch năm 2017 đứng thứ 53 trên 63 tỉnh, thành, bị tụt hạng so với vị trí số 41 của năm 2015. Bên cạnh đó, chỉ số Trách nhiệm giải trình với người dân năm 2017 cũng ở vị trí 52, tụt mạnh so với vị trí 31 của năm 2015. Chỉ số thủ tục hành chính công năm 2017 cũng ở vị trí số 49, trong khi năm 2016 xếp thứ 32... 

Chi Linh
.
.
.