Đề nghị tặng thưởng danh hiệu Anh hùng cho tập thể nữ tù binh Trại giam Phú Tài

Thứ Ba, 12/03/2019, 08:53
Ngày 11-3, nguồn tin của PV Báo CAND từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này - ông Hồ Quốc Dũng vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể nữ tù binh Trại giam Phú Tài đã có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Trại giam Phú Tài do chế độ cũ xây dựng từ năm 1967 tại thôn Phú Tài, xã Phước Long, huyện Tuy Phước – nay thuộc địa phận phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn (Bình Định) để giam giữ, tra tấn 822 nữ chiến sĩ cách mạng từ các trại giam ở miền Nam đưa về đây, trong đó có 241 nữ chiến sĩ ở Bình Định. 

Sau cuộc tiến công và nổi dậy Xuân – Hè năm 1972 của quân dân ta, Mỹ – Ngụy chuyển đổi nơi giam giữ vào Cần Thơ. Đến khi Hiệp định Paris ký kết ngày 27-1-1973, hơn 800 nữ chiến sĩ cách mạng từng bị giam giữ ở Trại giam Phú Tài được trao trả tại Lộc Ninh (Bình Phước). 

Tượng đài Nữ tù binh Trại giam Phú Tài được tỉnh Bình Định xây dựng năm 2016

Những chiến sĩ này đã tiếp tục hoạt động cách mạng và chiến đấu ở nhiều địa bàn, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.Hơn 5 năm bị giam giữ tại Trại giam Phú Tài, mặc dù bị địch sử dụng nhiều thủ đoạn tàn độc để tra tấn dã man khiến cho hơn một nửa tù binh bị thương tật suốt đời, 8 nữ chiến sĩ đã hy sinh anh dũng khi bị giam giữ, thế nhưng hàng trăm nữ tù binh vẫn kiên cường, bất khuất, kiên định đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. 

Năm 2002, Trại giam Phú Tài được UBND tỉnh Bình Định công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, đồng thời đầu tư tôn tạo di tích, xây dựng Tượng đài nữ tù binh Trại giam Phú Tài vào năm 2016.

Trại giam Phú Tài do chế độ cũ xây dựng từ năm 1967 tại thôn Phú Tài, xã Phước Long, huyện Tuy Phước – nay thuộc địa phận phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn (Bình Định) để giam giữ, tra tấn 822 nữ chiến sĩ cách mạng từ các trại giam ở miền Nam đưa về đây, trong đó có 241 nữ chiến sĩ ở Bình Định. Sau cuộc tiến công và nổi dậy Xuân – Hè năm 1972 của quân dân ta, Mỹ – Ngụy chuyển đổi nơi giam giữ vào Cần Thơ. Đến khi Hiệp định Paris ký kết ngày 27-1-1973, hơn 800 nữ chiến sĩ cách mạng từng bị giam giữ ở Trại giam Phú Tài được trao trả tại Lộc Ninh (Bình Phước). Những chiến sĩ này đã tiếp tục hoạt động cách mạng và chiến đấu ở nhiều địa bàn, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.

Hơn 5 năm bị giam giữ tại Trại giam Phú Tài, mặc dù bị địch sử dụng nhiều thủ đoạn tàn độc để tra tấn dã man khiến cho hơn một nửa tù binh bị thương tật suốt đời, 8 nữ chiến sĩ đã hy sinh anh dũng khi bị giam giữ, thế nhưng hàng trăm nữ tù binh vẫn kiên cường, bất khuất, kiên định đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Năm 2002, Trại giam Phú Tài được UBND tỉnh Bình Định công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, đồng thời đầu tư tôn tạo di tích, xây dựng Tượng đài nữ tù binh Trại giam Phú Tài vào năm 2016.

Phan Văn Lương


Phan Văn Lương
.
.
.