Sudan và Nam Sudan bất đồng vì dầu mỏ

Thứ Hai, 23/04/2012, 16:15
Quan hệ giữa Sudan và “người hàng xóm mới” Nam Sudan đã trở thành mối quan ngại của cộng đồng quốc tế kể từ sau khi Nam Sudan tuyên bố độc lập. Những căng thẳng leo thang gần đây được ví như “mồi lửa” có thể châm ngòi cho một cuộc chiến quy mô lớn giữa hai bên, khiến các quốc gia láng giềng luôn ở trong tư thế “đứng ngồi không yên”.

Tổng thống Sudan, ông Omar al-Bashir dọa “Sudan đã quyết tâm sẽ hạ bệ chính phủ của phong trào giải phóng dân tộc Sudan tại Juba” và “bạo lực là cách duy nhất để giải quyết những tranh chấp với Nam Sudan”. Theo nhiều nhà phân tích phương Tây, tuyên bố này được coi như một lời tuyên chiến xuất phát từ những gia tăng xung đột quanh Heglig - khu vực có trữ lượng mỏ dầu lớn.

Doanh thu từ dầu mỏ đã trở thành một phần quan trọng trong thu nhập của Sudan trong những năm gần đây cho đến trước khi Nam Sudan chính thức trở thành một quốc gia độc lập. Hai quốc gia độc lập này vẫn bất đồng trong việc chia sẻ quyền lợi đối với nguồn dầu mỏ khổng lồ này. Cho đến nay, những cuộc đàm phán về tranh chấp dầu mỏ vẫn chưa có bất kì tiến triển đáng kể nào.

Cuối tháng 1/2012, Nam Sudan quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ khi Khartoum thực hiện chính sách “giữ lại một phần dầu khai thác”, coi như là khoản đền bù cho việc Nam Sudan sử dụng các đường ống dẫn ở phía Bắc. Chính điều này đã gây ra những thiệt hại to lớn, không chỉ ảnh hưởng tới hai bên tranh chấp mà còn gây ra không ít hiệu ứng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Có một thực tế là hầu hết các nhà máy lọc dầu nằm ở phía bắc Sudan, trong khi hơn 70% trữ lượng dầu mỏ lại nằm ở phía nam. Điều này giải thích tại sao quyền lợi dầu mỏ của 2 nước này hoà quyện lẫn nhau nên bất cứ hành động đơn phương nào cũng có thể gây sóng gió đối với thị trường dầu mỏ thế giới vốn luôn trong trạng thái nhạy cảm.

Trung Quốc tỏ ra quan ngại những căng thẳng đang leo thang tại khu vực này bởi lẽ nhiều công ty Trung Quốc đang hoạt động tại chính khu vực mà 2 bên tranh chấp

Kim Lương
.
.
.