Nội chiến ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 80.000 người

Thứ Hai, 13/05/2013, 15:30
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (OSDH) có trụ sở tại Anh ngày 12/5 công bố, hơn 80.000 người trong đó gần 1 nửa là dân thường, đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3/2011.

Cuộc nổi dậy ở Syria 2011 khởi đầu với hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra tại Syria, bắt đầu từ ngày 26/1/2011 và chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình khác trong khu vực, được miêu tả là chưa có tiền lệ.

Ngày 19/3, hàng ngàn người biểu tình khắp Syria trong những cuộc biểu tình lớn nhất nước này.

Ngày 25/3, lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình, giết chết ít nhất 20 người, bắt đầu cuộc đàn áp dữ dội, một cuộc nội chiến manh nha được hình thành.

Ngày 30/3, thủ tướng Syria Muhammad Naji al-Otari và nội các từ chức. Ngày 25/4, xe tăng của chính quyền Syria tiến vào Daraa, thành phố ở tây nam Syria, gần biên giới với Jordan, là tâm điểm của các cuộc biểu tình tại Syria trong thời gian đó, khiến 25 người thiệt mạng, trong khi các cuộc biểu tình lan rộng khắp cả nước.

Lực lượng chiến binh đang chiếm đóng ở Syria.

Ngày 16/11, Liên đoàn Arập đình chỉ tư cách thành viên của Syria vì tiếp tục đàn áp nổi dậy. Ngày 1/2/2012, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Nga đang tiếp tục thực hiện các hợp đồng bán vũ khí cho Syria, và chở vũ khí sang Syria dù tình hình bạo lực tại đây.

Theo số liệu của LHQ, cuộc nội chiến ở Syria đã làm hơn 4,2 triệu người vào tình trạng vô gia cư và 1,4 triệu người phải tị nạn.

Vào tháng 1/2012, số người chết là hơn 5.000 nhưng tính tới nay, con số này đã là hơn 84.000 bao gồm 34.473 trường hợp là dân thường vô tội, trong đó có 4.788 trẻ em và 3.049 phụ nữ; 16,687 phiến quân và 16.729 binh lính.

Hiện trường một số vụ đánh bom ở Syria.

Theo số liệu được cung cấp bởi những nguồn tin quân sự và y tế, ngoài con số trên, phải kể thêm  2.368 trường hợp chưa được xác định và 12.000 phóng viên, dân quân ủng hộ chế độ

Hà Khổng (tổng hợp)
.
.
.