Những điều chưa biết về 3 tàu hải quân Mỹ thăm cảng Đà Nẵng

Thứ Tư, 25/04/2012, 13:52
Chiến hạm USS Blue Ridge (LLC-19) hiện là tàu tiên phong của Hạm đội 7 và cũng là tàu cao cấp hơn so với 2 tàu lớp Blue Ridge khác của hải quân Mỹ. Tên con tàu bắt nguồn từ tên một ngọn núi trong dãy Appalachian ở miền Đông nước Mỹ.

Sáng 23/4, 3 chiếc tàu của hải quân Mỹ gồm USS Blue Ridge (LLC-19), USS Chafee (DDG-90) và USNS Safeguard (T-ARS-50) cùng 1.891 sĩ quan và thủy thủ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) trong chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày.

Theo tin từ một số báo Mỹ, chiến hạm USS Blue Ridge (LLC-19) hiện là tàu tiên phong của Hạm đội 7 và cũng là tàu cao cấp hơn so với 2 tàu lớp Blue Ridge khác của hải quân Mỹ. Đặc điểm nổi trội của con tàu này là nó có thể cung cấp chỉ huy, điều khiển, truyền thông, máy vi tính và hỗ trợ tình báo...

Trước khi cập cảng ở Tiên Sa (Đà Nẵng), con tàu này đang tham gia hoạt động của hải quân Mỹ tại Yokosuka (Nhật Bản). Tư lệnh của Hạm Đội 7- Phó Đô đốc Scott Swift thì tiết lộ rằng, tên con tàu Blue Ridge (LCC-19) bắt nguồn từ tên một ngọn núi trong dãy Appalachian ở miền Đông nước Mỹ.

Chiến hạm USS Blue Ridge (LLC-19).

Nhận nhiệm vụ trong lực lượng hải quân Mỹ từ tháng 11/1970, tàu USS Blue Ridge (LLC-19) ban đầu được đưa về căn cứ hải quân Philadelphia với nhiệm vụ là tàu tiên phong và chỉ huy cho lực lượng hải quân. Đến tháng 2/1971, với sự xuất hiện của con tàu Carroll, USS Blue Ridge (LLC-19) được chuyển về San Diego, California. Từ năm 1972 - 1979, USS Blue Ridge (LLC-19) được triển khai ở Tây Thái Bình Dương và sau đó thường xuyên neo đậu ở căn cứ hải quân Yokosuka thuộc Yokosuka (Nhật Bản).

Trong những năm 1990, USS Blue Ridge (LLC-19) thường xuyên được đưa làm tàu tiên phong cho các chiến dịch quân sự lớn của Mỹ. Chiến hạm USS Blue Ridge (LLC-19) còn có thể mang theo 2 trực thăng Sikorsky loại SH-60 Seahwk, 4 khẩu pháo, 8 súng máy cũng hệ thống radar tiên tiến. Sau này, USS Blue Ridge (LLC-19) được đưa về phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện hải quân Mỹ hoặc tập trận chung với các quốc gia ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. USS Blue Ridge (LLC-19) cũng đã tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nhật Bản sau thảm họa kép động đất-sóng thần... Theo kế hoạch, USS Blue Ridge (LLC-19) sẽ còn phục vụ trong hải quân Mỹ đến năm 2039.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chafee (DDG-90).

Cùng đi với chiến hạm USS Blue Ridge (LCC-19) có tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chafee (DDG-90). Còn tàu này thuộc lớp Arleigh Burke và được đặt theo tên của Thượng nghị sĩ John Lester Hubbard Chafee (1922-1999), một cựu lính thủy đánh bộ. So với "tuổi đời" và "tuổi nghề" của USS Blue Ridge (LLC-19), tàu khu trục USS Chafee (DDG-90) còn "rất trẻ". Nó mới được công ty Bath Iron Works đóng và hạ thủy tại Bath, Maine hồi tháng 4/2001.

Chỉ một năm sau đó, USS Chafee (DDG-90) được đưa vào biên chế tại Hạm đội Thái Bình Dương và liên tục hoạt động ở Trân châu cảng tại Hawaii. Tàu khu trục USS Chafee (DDG-90) được trang bị động cơ 4 tuốc bin gas LM-2500-30 công suất 75MW và có thể  đạt tốc độ trên 30 hải lý/h. Tàu có thể chở theo 380 sỹ quan, thủy thủ đoàn.

USS Chafee (DDG-90) còn được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng có khả năng phóng tên lửa Tomahawk và hệ thống phóng tên lửa chống hạm Harpoon Anti-Ship Cruise Missiles; hệ thống pháo hạm 127mm tự động hệ thống, Mark 34 có chức năng chống hạm và chống máy bay tiêm kích ở cự ly gần. Do có tính năng chuyên biệt hướng dẫn phóng tên lửa, USS Chafee (DDG-90) thực hiện nhiều nhiệm vụ với tầm hoạt động rộng như: chống tàu ngầm, tấn công tầm xa, tiêu diệt mục tiêu bề mặt… với khả năng hoạt động độc lập, liên tục trên biển.

USS Chafee (DDG-90) còn được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng có khả năng phóng tên lửa Tomahawk và hệ thống phóng tên lửa chống hạm Harpoon Anti-Ship Cruise Missiles; hệ thống pháo hạm 127mm tự động hệ thống, Mark 34 có chức năng chống hạm và chống máy bay tiêm kích ở cự ly gần. Do có tính năng chuyên biệt hướng dẫn phóng tên lửa, USS Chafee (DDG-90) thực hiện nhiều nhiệm vụ với tầm hoạt động rộng như: chống tàu ngầm, tấn công tầm xa, tiêu diệt mục tiêu bề mặt… với khả năng hoạt động độc lập, liên tục trên biển.

Tàu cứu hộ USNS Safeguard (T - ARS 50).

Sẽ là thiếu nếu không nói đến tàu cứu hộ hàng đầu của hải quân Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50). Khác với USS Blue Ridge và USS Chafee (DDG-90), tàu USNS Safeguard (T-ARS 50) chuyên nhận nhiệm vụ chở hàng, vận chuyển trang thiết bị và cả lực lượng chiến đấu, hỗ trợ các tàu chiến khác.

Tuy thuộc lớp tàu Safeguard nhưng tàu USNS Safeguard (T-ARS 50) lại là tàu tiên phong và hiện đại nhất trong số các tàu cứu hộ của Mỹ. Với 30 năm "tuổi đời và tuổi nghề", USNS Safeguard (T-ARS 50) đã tham gia nhiều chiến dịch quân sự lớn của hải quân Mỹ...

Ngọc Khuê (tổng hợp)
.
.
.