LHQ chấp thuận Palestine là một nhà nước quan sát phi thành viên

Thứ Sáu, 30/11/2012, 17:09
Ngày 29/11, 19h30 (theo giờ địa phương), với 138 phiếu thuận và 9 phiếu chống (trên tổng số 193 phiếu), Palestine đã chính thức trở thành nhà nước quan sát phi thành viên của LHQ, tạo ra một thách thức đối với Mỹ và Israel.

Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Susan Rice nói rằng "quyết định này cũng không thể biến Palestine thành một nhà nước được" và kêu gọi các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel. Bà nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối bất cứ hành động đơn phương nào làm suy yếu an ninh của Israel. Cần phải xem xét lại tiến trình hòa bình ở Trung Đông trước khi quyết định chấp nhận Palestine là một nhà nước".

Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết "ông đã chuẩn bị để sống trong hòa bình với một Nhà nước Palestine", "để nền hòa bình duy trì lâu dài, an ninh của Israel cần được đảm bảo, những người Palestine cần phải công nhận nhà nước Do thái và cần phải chuẩn bị sẵn sàng để chấm dứt cuộc xung đột với Israel một lần duy nhất cho tất cả". Phát ngôn viên của chính phủ Israel thì cho rằng quyết định của LHQ là "tấu hài chính trị".

Người dân Palestine với các hoạt động ủng hộ Tổng thống Abbas ở Nablus.

Cựu Thủ tướng Palestine đưa ra ý kiến của mình: "Những gì mà người Palestine đạt được hôm nay tại LHQ phù hợp với chiến lược cơ bản của giải pháp 2 nhà nước".

Người dân Palestine ở Dải Gaza trong các hoạt động ủng hộ cuộc bỏ phiếu nâng cấp quy chế cho Palestine lên nhà nước quan sát phi thành viên ở Liên Hiệp Quốc.

Palestine, tính từ năm 1974 đến trước thời điểm bỏ phiếu lần này nâng cấp quy chế lên nhà nước quan sát phi thành viên, là "quan sát viên thường trực" của LHQ. Thụy Sĩ cũng là một nhà nước quan sát phi thành viên trong suốt 50, tính đến năm 2002.

Một người dân Palestine cùng chân dung cố lãnh tụ Yasser Arafat.

Nhưng hình như, nếu không có sự "xem xét" của Mỹ và Israel, kết quả mà Palestine giành được lần này tại LHQ dường như chỉ là một kết quả mang tính tượng trưng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này  giúp Palestine được tiếp cận với những tổ chức quốc tế nhứ Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền điều tra về những tội ác chiến tranh mà Israel đã gây ra

Hà Khổng (theo CNN)
.
.
.