Đóng cửa Chính phủ Mỹ, ai được ai mất?

Thứ Ba, 01/10/2013, 15:59
Lần đầu tiên trong vòng 17 năm kể từ năm 1996, Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa do 2 viện Quốc hội không đạt được thỏa thuận chung nào về dự luật ngân sách cho năm tài khóa 2014.

Xuất phát điểm

Bối cảnh chính là cuộc đối đầu giữa Thượng viện Mỹ do phe Dân chủ chiếm đa số và Hạ viện về việc trì hoãn 1 năm việc thực thi chính sách y tế của Tổng thống Barack Obama mà người mỹ gọi là Obamacare và bãi bỏ thuế 2,3% đối với các thiết bị y tế từ ngày 1/1/2015 để đổi lấy việc Quốc hội bổ sung ngân sách cho chính phủ liên bang.

Tác động của “cuộc chiến” chính trị này giữa hai “diễn viên” chính là đảng Cộng hòa đại diện cho Hạ viện và Dân chủ đại diện cho Thượng viện đã tạo ra 2 kịch bản: hiện tại và tương lai của nước Mỹ.

Việc đóng của một phần Chính phủ Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào lúc nửa đêm hôm thứ Hai (30/9) (giờ địa phương).

Dễ dàng thấy rắng nếu kịch bản thứ nhất nếu diễn ra sẽ có mức độ ảnh hưởng rất rộng rãi: Các cơ quan, dịch vụ liên bang "không thiết yếu" sẽ phải hoàn toàn ngưng hoạt động, khoảng 700.000 viên chức chính phủ liên bang phải nghỉ việc không lương. Hơn nữa, các dịch vụ tại những công viên, di tích quốc gia hoặc các dịch vụ cung cấp thị thực cho người nước ngoài cũng theo đó phải ngừng hoạt động.

Và khó có thể biết được việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tương lai nước Mỹ, và trước tiên là tới hai đảng phái chính trị ở quốc gia này.

Cả hai đảng cần phải nhanh chóng đưa ra một quyết định chung, lần này chính là trần nợ công. Ngoài ra, theo cách nhìn của những chuyên gia chiến lược, đó là một mục tiêu còn rất xa, trước mắt chính là cuộc bầu cử diễn ra vào năm sau 2014.

Theo kết quả của một số cuộc thăm dò được thực hiện trong những ngày gần đây, việc đóng cửa chính phủ sẽ là một đòn nặng giáng vào đảng Cộng hòa, và đảng Dân chủ cũng sẽ bị thương không nhẹ.

Cuộc chơi mang tên “đổ lỗi”

Một trong những điểm nhấn trong "cuộc chiến" này là Obamacare.

Hạ viện Mỹ đã bổ sung vào dự thảo luật ngân sách hai bổ sung sửa đổi, bao gồm trì hoãn 1 năm việc thực thi luật Obamacare và bãi bỏ thuế đánh lên thiết bị y tế. Nhưng Thượng viện Mỹ tuyên bố sẽ bác bỏ bổ sung này của Hạ viện.

Về phần mình, người dân Mỹ cho rằng, trong cuộc đối đầu này, đảng đối lập là những người có lỗi, là những "kẻ phá rối".

Tổng thống Obama cho biết các hoạt động quân sự se không chịu tác động gì từ việc đóng cửa Chính phủ.

Theo một điều tra do CBS News và The New York Times thực hiện, 44% số người được phỏng vấn đổ lỗi cho đảng Cộng hòa nếu Chính phủ phải đóng cửa và 35% dành cho đảng Dân chủ. Một điều tra khác do ABC News và The Washington Post thực hiện lại đưa ra kết quả: 63% người phải cau mày với đảng Cộng hòa về động thái của họ trong các cuộc đàm phán về ngân sách liên bang và 56% đối với đảng Dân chủ.

Rõ ràng, việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa không chỉ tác động trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn người mà còn ảnh hưởng rộng tới nền chính trị của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Tác động chính trị

Lara Brown, Giám đốc Chương trình Quản lý chính trị thuộc Đại học George Washington, cho biết: "Không có bất cứ nghi ngờ nào về việc những gì đang xảy ra sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường chính trị hiện tại của nước Mỹ và chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng cả hai đảng đang phải chịu nhiều sức ép từ dư luận" và vấn đề này còn có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử năm 2014.

Đảng Cộng hòa cố gắng trì hoãn 1 năm việc thực thi luật Obamacare.

Bà Brown chỉ ra rằng, người phải gánh phần trách nhiệm nặng nề của cuộc đối đầu này chính là Chủ tịch Hạ viện John Boehner, người đã dẫn dắt đảng Cộng hòa tham gia vào cuộc tranh chấp mang tên Obamacare, mà theo nhận định của Brown thì là “một cuộc chiến vô vọng”.

Tuy nhiên, nhà phân tích này nhấn mạnh rằng, trong “cuộc chiến” này, thất bại của Đảng Cộng hòa (nếu có) không phải là một chiến thắng của phe Dân chủ, vì cả 2 đảng (kể cả Tổng thống Obama), sẽ phải chịu nhiều tác động từ kết quả “cuộc chiến”.

Một nhà phân tích khác, Alan Abramowitz - chuyên gia về bầu cử tới từ Đại học Emory ở Atlanta - lại cho rằng cuộc tranh chấp này không ảnh hưởng nhiều tới cuộc bầu cử năm 2014 và khẳng định rằng, tác động của việc này hiện "khó có thể ước tính được".

Ông Abramowitz cho biết: "Rõ ràng, nếu Chính phủ phải đóng của hoặc những nợ nần mang đến một loạt những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế, tôi cho rằng, từ bây giờ tới 1 năm sau mới có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử".

Và theo ý này, việc này sẽ ảnh hưởng trước tiên tới nền kinh tế quốc gia và tới cuộc bỏ phiếu về trần nợ công sắp diễn ra vào tháng 10 năm nay.

Abramowits đưa ra kết luận rằng, "nếu chúng ta chỉ thấy tương lai là những cuộc đối đầu về trần nợ công, chúng ta sẽ chỉ phát triển được theo hướng đó nhưng sẽ phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng".

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, Chủ tịch Hạ viện John Boehner là một trong nhiều người bị “thương nặng” trong “cuộc chiến” này.

Nạn nhân của cuộc chiến

Viện Smithsonian, tức Smithsonian Institution, học viện nghiên cứu và bảo tàng viện của chính phủ Mỹ: 19 viện bảo tàng, phòng trưng bày và Sở thú Quốc gia phải tạm dừng đón khách. Ngoài ra, một số Công viên quốc gia khác cũng phải đóng cửa, bao gồm cả khu di tích Tượng Nữ thần Tự do, Công viên Yosemite và Nhà tù Alcatraz nổi tiếng.

Bộ Quốc phòng vẫn tiếp tục các hoạt động quân sự nhưng họ phải cho nghỉ khoảng 400.000 nhân viên. Con số này là 30.000 đối với Bộ Thương mại, 18.481 đối với Bộ Giao thông Vận tải và 12.700 đối với Bộ Năng lượng.

Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục được hoạt động nhưng với thời gian hạn chế do những dịch vụ cấp thị thực, hộ chiếu cho người nước ngoài sẽ được thực hiện ở nước ngoài.

Bộ Giáo dục tiếp tục phân phối 22 tỉ USD cho các trường học cộng đồng, nhưng việc thuê thêm nhân viên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới họ.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sẽ cắt giảm biên chế xuống còn 1/2.

Hiện chưa có quyết định cụ thể đối với Cục Dự trữ Liên bang, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Tư pháp

Hà Khổng (tổng hợp)
.
.
.