Câu chuyện của những người bạn Cuba: Tổ quốc là nhân văn

Chủ Nhật, 07/09/2008, 15:45
Ngay từ những ngày đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho châu Mỹ, người dân Cuba, dân Mỹ và dân Tây Ban Nha đã phải đối đầu với những người Anh (cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII). Đây chính là bối cảnh manh nha cho việc hình thành nước Mỹ ngày nay và nước Cuba tại vùng Caribe.

Chúng ta hãy nhớ rằng vào những năm 60, người Anh đã chiếm La Habana và một phần lãnh thổ phía Tây của hòn đảo, đẩy đất nước vào cuộc chiến giữa người Tây Ban Nha và người Anh. Kể từ đó những mâu thuẫn lớn xuất phát từ mảnh đất Cuba với các cường quốc trên thế giới bắt đầu hình thành.

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh chia cắt (nội chiến) vùng Caribe với La Habana là tiền đồn và phía Nam của Mỹ là nơi xuất hiện những mâu thuẫn phức tạp không thể hóa giải, trong đó chứa đựng hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất là sự hiện diện cùng một lúc tại đây của người Mỹ, Mexico, Cuba, Tây Ban Nha, người bản địa, người Pháp hơn một nửa thế kỷ.

Thứ hai là sự hòa trộn nhiều chủng tộc đã tạo ra tham vọng bành trướng của tầng lớp chủ nô Bắc Mỹ, trong khi tư tưởng độc lập cho Cuba lại được định hình tương đối rõ ràng từ cuộc Cách mạng Haiti. Như vậy, tư tưởng này đã được sinh ra cùng thời điểm với tham vọng bá quyền được thể hiện trong học thuyết Monroe.

Trong khi một quốc gia mới ở phía Bắc thể hiện những tham vọng bá quyền và bành trướng nô lệ, thì vùng Caribe chịu ảnh hưởng của tư tưởng điển hình trong thế kỷ XVIII và những xu hướng chính trị mang tính chất dân chủ cải cách ban đầu đã phát triển thành tính chất độc lập sau đó. Nói một cách khác, kết quả của quá trình đấu tranh giành độc lập của Mỹ trong suốt 1 thế kỷ đã tạo ra những mâu thuẫn này và phát triển đến cả thời đại của chúng ta.

Cuba đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa các cường quốc phương Tây, José Martí đã thể hiện rất rõ ràng và sâu sắc sự hiện diện của nó trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước, điều mà ngày nay đã trở thành mối đe dọa chủ yếu của đất nước.

Để giải quyết, chúng ta cần một tư tưởng nhân đạo hướng tới những người nghèo trên trái đất, đòi hỏi một cái nhìn toàn diện của công lý và của những phẩm chất nhân văn không giới hạn mà những giá trị được tạo thành là sự tự do, bình đẳng và hữu nghị. Đây chính là những tư tưởng dẫn đường cho những người ái quốc trong suốt cuộc đấu tranh chống thực dân áp bức giành độc lập từ 400 năm trước.

Những thể hiện trong sáng nhất của văn hóa là những truyền thống đạo đức Thiên chúa và tư tưởng của thời đại trên phạm vi toàn cầu. Con người Martí là sự tổng hợp của truyền thống trí thức và trong tư tưởng của mình, luôn luôn hiện diện những yếu tố cơ bản: Đức độ, bình đẳng, làm chính trị giáo dục và đoàn kết một cách văn hóa.

Đạo đức của José Martí đã thiết lập nên một mối quan hệ ngầm giữa trí tuệ, cái thiện và niềm hạnh phúc. Đối với ông, không có hạnh phúc nào lớn hơn việc đem lại hạnh phúc cho những người khác.

Cũng như vậy, cái ác thì chỉ sinh ra điều bất hạnh. Những tư tưởng này còn được Fidel làm rõ: Giá trị tiềm năng của một con người ở tương lai là phần bộ não, khả năng trí tuệ chúng ta có mà chưa dùng tới. Làm thế nào để sử dụng nó hơn nữa? José Martí đã nói chỉ làm được khi gắn được trí tuệ với tình yêu.

Martí đã bày tỏ quyết tâm chia sẻ với những người nghèo trên trái đất, không chỉ đối với những người nghèo ở Cuba. Ý nguyện đó ngày nay đã được thể hiện ở sự hiện diện của hàng nghìn tình nguyện viên của Cuba về y tế và một số lĩnh vực khác ở rất nhiều nước trên thế giới, với sự hiện diện của hàng nghìn thanh niên sinh viên ở nhiều nơi trên thế giới đang học tập tại Cuba

Hà Khổng (dịch)
.
.
.