Những hình ảnh như ‘bước xuống địa ngục’ ở Mumbai, Ấn Độ

Thứ Năm, 17/09/2015, 15:27
Nhiếp ảnh gia Sudharak Olwe đã trải qua một năm trời sống cùng những công nhân này và đã ghi lại những khoảnh khắc trong một ngày làm việc của họ.

Tại thành phố Mumbai của Ấn Độ hiện có khoảng 30.000 công nhân môi trường. Hàng ngày, họ thu thập rác thải, quét dọn các con đường trong thành phố, làm sạch các máng nước, chất, dỡ rác từ các xe chở rác và làm việc tại những bãi phế liệu.

Công việc này không yêu cầu có kỹ năng đặc biệt, nhưng cần phải có đủ lòng can đảm để “bước xuống địa ngục”.

Một công nhân đang làm việc dưới cống thoát nước của thành phố.
Mỗi ngày, Mumbai thải ra khoảng 7.000 tấn rác.
Một số công nhân thường phải làm việc dưới cống thoát nước của thành phố sâu dưới lòng đất, có nơi sâu tới mức có thể vừa được cả một chiếc xe bus hai tầng. Có nhiều người, 1 đến 2 giờ sau khi “lên bờ” vẫn còn run. Công việc này không yêu cầu có kỹ năng đặc biệt, nhưng cần phải có đủ lòng can đảm để “bước xuống địa ngục”.
Parmar sử dụng một chiếc chổi bằng gỗ rất nặng để quét dọn cây cầu này. Anh phải quét những là nhỏ và gom chúng thành một đống. Việc này phải làm nhanh chóng trước khi những chiếc lá tản đi trong gió.
Các công nhân đang phân loại rác, trong đó bao gồm xác động vật, thực phẩm, dây thép, chất thải bệnh viện, gỗ, đá, thủy tinh và thậm chỉ cả những lưỡi dao.
Sau đó, những người công nhân lại “vận chuyển” các loại rác đã được phân loại tới những địa điểm khác nhau để hủy hoặc tái sử dụng. Jadhav, người đã làm công việc này trong nhiều năm, không muốn kể về công việc của mình. Chiếc đòn gánh đã để lại trên vai anh nhiều vết sẹo.
Các công nhân đang nghỉ ngơi giữa giờ làm việc.
Căn hộ của một công nhân môi trường ở Mumbai.
Vợ Hiraman từ chối xuất hiện trong tấm hình cùng chồng. Cô thường tức giận vì hàng tháng anh chỉ đưa cho cô 150 rupee (2,26USD) để chăm lo cho gia đình. Khi Sudharak Olwe tới thăm, cô ấy dọa rằng sẽ bỏ anh và anh liên tục phải nhắc cô đừng nói thêm về chuyện này. Công việc mà Hiraman đang làm khiến anh khó có khả năng sống lâu. Trong trường hợp Hiraman chết, vợ anh sẽ được coi là “một trường hợp đáng tiếc” và sẽ được nhận công việc của chồng.
Khổng Hà
.
.
.