Thơm lừng bánh tổ Bà Thanh

Thứ Năm, 04/02/2016, 09:58

Những ngày cận Tết, trong căn nhà nhỏ của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi), ở khối phố Hậu Xá, phường Thanh Hà (TP Hội An, Quảng Nam) không ngớt  người vào ra. Bà chủ dù đang bệnh , vẫn cố gắng cùng những người trong gia đình tất bật cho ra lò những chiếc bánh tổ thơm lừng.


Bánh tổ của gia đình bà Thanh nổi tiếng trong vùng và hầu như được lòng tất cả mọi người trong và ngoài thành phố. Bà Nguyễn Thị Quyên (56 tuổi) chia sẻ, bà Trần Thị Nữ mẹ của bà là người đầu tiên khai sinh nghề bánh của gia đình, sau lấy tên con gái đầu là bà Thanh để đặt tên cho bánh. Sau này con cháu sinh ra ai cũng được truyền  lại “bí kíp” làm bánh gia truyền. Bà nhấn mạnh, “Bánh tổ thì có ở nhiều nơi nhưng phải làm sao để đảm bảo chất lượng và giữ hương vị riêng của nghề bánh gia đình mới là quan trọng, ba mẹ tôi ngày trước vẫn hay dặn dò con cháu tỉ mỉ từng công đoạn làm bánh.

Đối với người Quảng Nam, bánh tổ là một trong những loại bánh không thể thiếu nhằm thể hiện sự tưởng nhớ và lòng thành kính với tổ tiên, ông bà trong dịp Tết.
Theo bà Quyên, làm bánh tổ quan trọng nhất là khâu làm bột. Bánh phải được là từ nếp dẻo nở nhiều. Đường để làm bánh là đường bát, đường cát được nấu và lọc sạch thì bánh ra lò mới thơm ngon.
Song song với việc làm nguyên liệu, một người sẽ được phân nhiệm vụ làm đài bánh. Những chiếc đài được tạo hình từ lá chuối nhìn tuy đơn giản song lại rất công phu. Theo ông Trần Hòa (62 tuổi), em rể bà Thanh thì các lớp lá phải được kết lại đúng kỹ thuật thì bánh cho ra lò mới đẹp và nằm gọn trong đài.

Quả thật, bánh tổ từ lâu được xem là loại bánh không thể thiếu trong những ngày Tết ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Người ta còn nói rằng điều tối kỵ nhất trong dịp Tết là làm bánh sống, bánh tổ tượng trưng cho sự tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà. Những chiếc bánh thơm ngon như bày tỏ lòng biết hơn sâu đậm đến những bậc tiền bối ngày trước, vì vậy nó còn mang trong mình những giá trị văn hóa thiêng liêng.

Tổ bánh sau khi đã có đầy nguyên liệu sẽ được mang đi hấp đúng 4 giờ đồng hồ. Nồi bánh được làm bằng nhôm có kích thước lớn, mỗi nồi chứa được 6 tầng bánh với gần 70 tổ.
Dù chân đang bị đau nặng, bà Thanh vẫn hăng say với công việc của mình. Cũng như các thành viên trong nhà, với bà đây không chỉ đơn thuần là công việc mưu sinh mà còn là niềm đam mê giữ nghề.

Bà Thanh tuổi cũng đã cao lại mắc bệnh nặng, thế nhưng cứ đến rằm và mồng 1 hằng tháng và vào dịp Tết là bà vẫn cặm cụi bên bếp lửa, thế mới thấy được cái tâm của người giữ nghề thật đáng trân trọng.

Bà hồ hởi tiếp chuyện: “Năm ni  bánh đắt hàng hơn năm ngoái, khách tới đặt hàng nhiều lắm,. Mỗi ngày nhà cô cho ra lò hơn 500 bánh mà hễ bánh ra lò là có bạn hàng tới lấy đi bán liền, cả tuần ni lụi cụi làm miết không kịp nghỉ tay luôn”. Nụ cười của chị em bà Thanh có lẽ không đơn thuần là niềm vui được mùa bánh, mà đó còn giống như sự tự hào rằng bánh của gia đình làm ra tới giờ vẫn luôn được khách hàng ưa chuộng.

Những chiếc bánh mang sắc vàng như màu phú quý thơm ngon, có thể ăn trực tiếp, chiên hoặc nướng lên. Dù có thưởng thức bằng cách nào đi nữa thì hương vị của loại bánh này sẽ lý giải cho thực khách sự thắc mắc, tò mò về thương hiệu của gia đình bà. Ngoài bánh tổ, gia đình cũng sản xuất bánh nổ, bánh da thơm ngon cũng rất được nhiều người ưa chuộng.

Ngay từ khi mới ra lò, bánh tổ Bà Thanh đã tỏa hương thơm nức mũi. Mỗi lò hấp chứa được 6 khay bánh xếp chồng lên nhau, tất cả đều luôn chín rất đều và đẹp.

Bà Thanh tuổi cũng đã cao lại mắc bệnh nặng, một chân của bà đang dần hoại tử phải chờ phẫu thuật cắt bỏ, thế nhưng cứ đến rằm và mồng 1 hằng tháng và vào dịp Tết là bà vẫn cặm cụi bên bếp lửa, thế mới thấy được cái tâm của người giữ nghề thật đáng trân trọng.

Nén vết thương vào lòng, bà hồ hởi tiếp chuyện: “Năm ni  bánh đắt hàng hơn năm ngoái, khách tới đặt hàng nhiều lắm,. Mỗi ngày nhà cô cho ra lò hơn 500 bánh mà hễ bánh ra lò là có bạn hàng tới lấy đi bán liền, cả tuần ni lụi cụi làm miết không kịp nghỉ tay luôn”. 

Một lớp mè nhỏ sẽ được rắc đều lên bánh sau khi ra lò. Đây cũng là thành phần không thể thiếu vì “góp công” làm tăng độ thơm ngon và đẹp mắt cho bánh.
Bánh tổ Bà Thanh nức tiếng gần xa không chỉ bởi độ thơm ngon mà còn nằm ở tâm huyết mấy chục năm của gia đình. Lòng yêu nghề đã ăn sâu vào trong lòng các chị em bà ngay từ thuở ấu thơ học ba mẹ làm bánh.

Bà Nguyễn Thị Phượng (53 tuổi) là người đã có hơn 30 năm lấy bánh tại nhà bà Thanh đem bán. Bà cho biết: “Tui lấy bánh từ hồi mẹ bà Thanh còn khỏe tới chừ. Bây giờ thị trường bán nhiều bánh tổ nhưng bánh Bà Thanh vẫn được nhiều người ưng ý vì được làm rất kỹ lưỡng, bánh chín đều, đẹp và thơm ngon hơn nhiều chỗ khác”.

Những ngày này, lò bánh của gia đình bà Thanh luôn đỏ lửa thâu đêm, mỗi lượt bánh ra lò khi vừa mở vung là hương vị của nó đã xộc lên thơm nứt mũi. Dù bánh năm nay bán được nhiều nhưng theo bà Thanh, người làm bánh không nên vì tiền bạc mà đánh mất đi hương vị đặc trưng và chất lượng của nó, phải đảm bảo đúng quy trình làm bánh thì giá trị của nó mới không bị mất đi. Từ hồi mẹ bà khai sinh lò bánh đến giờ thấm thoắt đã hơn 50 năm nhưng giá trị đó vẫn chưa bao giờ thay đổi.

Hà Ngọc
.
.
.